Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 24 trang 92, 93, 94 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Cơ cấu nền kinh tế một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế thuộc Chương 9 Nguồn lực phát triển kinh một số tiêu chí.
Soạn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 24 Cơ cấu nền kinh tế một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế sẽ giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Giải Địa lí 10 trang 92, 93, 94 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Hình thành kiến thức mới Địa 10 Bài 24
I. Cơ cấu kinh tế
Câu hỏi trang 92
Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm cơ cấu kinh tế.
Gợi ý đáp án
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế. Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là:
– Tập hợp các bộ phận (thành phần) hợp thành.
– Các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.
Câu hỏi trang 92
Dựa vào hình 24.1, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
– Phân tích sơ đồ cơ cấu kinh tế.
– Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ.
Gợi ý đáp án
Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế
Loại cơ cấu |
Cơ cấu theo ngành |
Cơ cấu theo thành phần kinh tế |
Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần |
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. – Công nghiệp và xây dựng. – Dịch vụ. |
– Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). – Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. |
– Toàn cầu và khu vực. – Quốc gia. – Vùng. |
Ý nghĩa |
Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. |
Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. |
Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, nguyên nhân lịch sử,… đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
Giải Luyện tập, vận dụng Địa 10 Bài 24 trang 94
Luyện tập 1
Em hãy lập bảng so sánh các tiêu chí GDP, GNI, GDP và GNI bình quân đầu người.
Gợi ý đáp án
* Sự khác nhau giữa GDP và GNI
Đặc điểm |
GDP |
GNI |
Khái niệm |
Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). |
Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm. |
Đối tượng đóng góp |
Các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP gồm cả thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. |
Công dân của một quốc gia có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó. |
Đo lường |
GDP được tạo ra bởi các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia ở một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). |
Chỉ số GNI đo lường tổng giá trị mà công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian (thường là 1 năm). |
Ý nghĩa |
Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia. |
GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực. |
– GDP và GNI bình quân đầu người được tính bằng cách chia GDP và GNI cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định (thường là một năm).
– GNI phản ánh nội lực của nền kinh tế. GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài.
+ Những nước có GNI lớn hơn GDP thường là những nước phát triển, có đầu tư ra nước ngoài nhiều.
+ Những nước có GNI nhỏ hơn GDP thường là những nước đang hoặc kém phát triển, đang tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Luyện tập 2
Cho bảng số liệu:
* Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm được tính chung vào ngành dịch vụ
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kỳ và Ấn Độ, năm 2020. Rút ra nhận xét.
Gợi ý đáp án
* Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA HOA KỲ VÀ ẤN ĐỘ, NĂM 2020
* Nhận xét
– Cơ cấu GDP theo ngành của Hoa Kỳ và Ấn Độ có sự khác biệt nhau rõ rệt.
– Khu vực I, II của Ấn Độ cao hơn của Hoa Kỳ, đặc biệt khu vực I của Ấn Độ cao hơn Hoa Kỳ rất nhiều (18,3% so với 0,9%).
– Khu vực III của Hoa Kỳ cao hơn Ấn Độ (81,0% so với 58,2%).
-> Hoa Kỳ là quốc gia phát triển, đạt đến trình độ cao; Còn Ấn Độ là quốc gia đang phát triển, đang trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất, có sự chuyển dịch từ khu vực I sang khu vực II và III.
Vận dụng
Để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương (cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương, người ta dùng chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP – Gross Regional Domestic Product) và GRDP bình quân đầu người. Em hãy sưu tầm thông tin về cách tính và xác định chỉ số GRDP và GRDP/người của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương em đang sống.
Gợi ý đáp án
– Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo, tư liệu hoặc internet.
– GRDP của một số tỉnh thành năm 2019: TP. Hồ Chí Minh 1.343.743 tỷ VND, Hà Nội 971.700 tỷ VND, Đồng Nai 356.650 tỷ VND, Bình Dương 355.700 tỷ VND, Bà Rịa – Vũng Tàu 315.364 tỷ VND, Hải Phòng 231.000 tỷ VND, Bắc Ninh 197.800 tỷ VND, Thanh Hóa 195.400 tỷ VND, Quảng Ninh 186.000 tỷ VND…, thấp nhất Bắc Kạn 10.747 tỷ VND.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 10 Bài 24: Cơ cấu nền kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế Soạn Địa 10 trang 92 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.