Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 Sở GD&ĐT Nam Định Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Nam Định, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Chiều ngày 9/6, các thí sinh Nam Định thi môn Ngữ văn, với thời gian 120 phút.

Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Sáng ngày 10/6, các em thi môn Toán, chiều thi môn Tiếng Anh. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 – 2024

Phần I. Tiếng Việt

Câu 1. C

Câu 2. A

Câu 3. B

Câu 4. C

Câu 5. C

Câu 6. A

Câu 7. A

Câu 8. B

Phần II: Đọc hiểu văn bản

Câu 1.

Những từ ngữ hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh:

  • Bom rơi đạn nổ.
  • Một tràng pháo bất ngờ giết chết năm người và làm bị thương hai người.
  • Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy.
  • Chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

Câu 2.

Có thể bộc lộ suy nghĩ về một trong những phẩm chất sau:

  • Tình yêu thương gia đình, người thân
  • Sự hi sinh cao cả, quên mình cho Tổ quốc
  • Ý thức được sự cống hiến của bản thân là nhỏ bé trước cả một thế hệ anh hùng
  • Tinh thần lạc quan chiến đấu…

Câu 3. HS tự trình bày quan điểm của cá nhân

Phần III: Tập làm văn

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm trong xã hội.

Bàn luận vấn đề:

Giải thích: Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân…; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

Vì sao cần phải có lối sống có trách nhiệm trong xã hội?

Tham khảo thêm:   Tin học 12 Bài 10: Tạo liên kết Giải Tin 12 Kết nối tri thức trang 57, 58, 59, 60, 61

– Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người

– Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.

– Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa, vai trò của lối sống có trách nhiệm.

– Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao

– Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.

– Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ

– Có được lòng tin của mọi người

– Thành công trong công việc và cuộc sống

– Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.

Bàn luận mở rộng

– Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỉ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.

Bài học nhận thức và hành động

– Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng.

Khái quát lại vấn đề: Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Câu 2

A) Mở bài:

Nguyễn Dữ là một nhà văn tiến bộ, lần đầu tiên đưa hình ảnh người phụ nữ vào những trang Văn học trung đại. Nhân vật Vũ Nương – một người phụ nữ bình dân nhưng có một vẻ đẹp lí tưởng đã được nhà văn trân trọng, thể hiện qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương – một áng “thiên cổ kì bút”.

B) Thân bài:

*Luận điểm chính: Vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương.

*Luận điểm 1: Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu thương con hết mực, giàu lòng hiếu thảo.

– Trương Sinh xã nhà ra chiến trận, Vũ Nương một mình gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình.

– Biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, Vũ Nương đã gồng mình để vượt qua tất cả những ngày tháng đầy thử thách ấy.

– Buổi đầu về làm dâu nhà Trương Sinh, mặc dù đó không phải là một cuộc hôn nhân của tình yêu, của sự bình đẳng nhưng Vũ Nương vẫn một lòng vun vén, xây dựng tổ ấm của mình. Đây là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Tham khảo thêm:   Luật số 18-2008-QH12 của Quốc hội: Luật Năng lượng nguyên tử Luật năng lượng nguyên tử

– Chồng đi xa, nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Với nàng, đứa con là niềm vui, là hạnh phúc để nàng vượt qua khó khăn, thử thách.

– Tình thương yêu con của Vũ Nương không chỉ thể hiện ở việc nuôi con lớn lên về thể chất, nàng còn dành thời gian vui chơi cùng con để bù đắp về mặt tinh thần khi chồng xa nhà.

+ Hằng đêm, Vũ Nương chỉ vào cái bóng của mình để nói với con đó là cha Đản.

+ Bằng cái bóng của mình, nàng muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cảm của cha, tạo nên sợi dây gắn kết giữa con với người cha chưa biết mặt nơi chiến trận xa xôi.

– > Tấm lòng của người mẹ thật sâu nặng và cảm động.

– Vũ Nương là một nàng dâu hiếu thảo, nghĩa tình.

+ Vũ Nương đã hết lòng yêu thương, kính trọng mẹ chồng.

• Nàng chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo, ân cần, lo thuốc thang, lễ bái Thần, Phật khi mẹ chồng ốm đau.

Tìm lời ngon ngọt để động viên, an ủi mẹ già cho mẹ vơi bớt nỗi nhớ thương con nơi chiến trận.

• Lúc mẹ chồng qua đời, lo ma chay, tế lễ cẩn trọng như với cha mẹ đẻ mình..

+ Tấm lòng của nàng đã được mẹ chồng ghi nhận trong lời trăng trối cuối cùng: Ngắn dài có số.. Đây là cách kể chuyện thông minh, tài hoa của nhà văn. Dùng lời nói lúc lâm chung của bà mẹ Trương Sinh để khách quan ghi nhận phẩm chất của Vũ Nương.

– > Nàng đã sống trọn đạo làm con, trọn đạo làm dâu trong gia đình.

* Luận điểm 2: Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng.

– Khi lấy chồng, nàng cư xử rất đúng mực, giữ gìn khuôn phép để gia đình được đầm ấm, hạnh phúc.

– Ngày Trương Sinh đi lính, Vũ Nương tiễn chồng bằng chén rượu đầy tình nghĩa. Nàng nói với chồng những lời thiết tha, cảm động. Nàng chỉ mong Trương Sinh trở về mang theo hai chữ bình yên mà không cần đến áo gấm, phong hầu, vinh hoa, phú quý. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng, xót thương trước những gian khổ, hiểm nguy khôn lường nơi chiến trận xa xôi. Nàng nghĩ cho chồng trước, sau đó mới nghĩ đến nỗi cô đơn riêng của mình. Nàng bày tỏ với chồng nỗi nhớ thương khắc khoải dài theo năm tháng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn kể về giây phút gặp lại người thân sau bao ngày xa cách (5 mẫu) Kể lại giây phút gặp lại người thân lớp 8

– > Dù chung sống chưa được bao lâu, dù chỉ là cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng với tấm lòng người vợ, Vũ Nương đã dành trọn cho chồng cả trái tim yêu thương.

– Những năm tháng xa chồng, nàng một lòng nhớ thương, thuỷ chung sắt son với chồng.

+ Nàng cố gắng giữ gìn khuôn phép: Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

+ Nỗi nhớ thương chồng không lúc nào nguội. Ba năm xa cách! Năm lòng nàng trĩu nặng buồn thương.

+ Chiếc bóng không chỉ là trò chơi để an ủi con mà còn để cho 108 nàng vơi bớt nỗi cô đơn, thương nhớ, để nàng như vẫn thấy Trương Sinh đang nhà, quây quần đầm ấm với vợ con.

– Khi Trường Sinh trở về:

+ Bị nghi oan, bị đối xử phũ phàng song hàng không một lời bàn giận, trách cứ chồng.

+ Bằng cái chết, nàng muốn chứng minh với chồng tấm lòng trong sạch, thuỷ chung.

– Khi sống dưới thuỷ cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng, thương con. Nàng ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc tới gia đình.

* Luận điểm 3: Vũ Nương là người phụ nữ giàu lòng tự trọng..

– Khi mọi lời giãi bày, mọi cố gắng không thành, Vũ Nương tìm đến cái chết. Đây là một hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự. Nàng thà chết chứ không thể sống trong ô nhục.

– Khi sống dưới thuỷ cung, lòng nàng vẫn khao khát được giải oan, được phục hồi danh dự.

– Dù bị ruồng rẫy, tấm lòng nhân hậu, vị tha của nàng vẫn không thay đổi, vẫn hướng lòng mình về gia đình, quê hương.

– > Vẻ đẹp phẩm hạnh của Vũ Nương đã để lại trong lòng người đọc bao tình cảm mến yêu, trân trọng.

C) Kết bài:

– Vẻ đẹp của Vũ Nương là vẻ đẹp mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay.

– Tác giả đã bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến đối với nhân vật trong khi xã hội phong kiến lại chà đạp, coi thường người phụ nữ. Với nhân vật Vũ Nương, tác giả thể hiện được nghệ thuật khắc họa nhân vật rất tài tình.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 – 2024

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 - 2024

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 - 2024

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 Sở GD&ĐT Nam Định Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *