Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum Đề thi vào lớp 10 môn Văn, Toán Chuyên 2022 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum môn Toán, Ngữ văn, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh tham khảo, đối chiếu với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình dễ dàng hơn.

Đề thi vào 10 năm 2022 – 2023 THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Vậy chi tiết mời các em cùng tải miễn phí đề thi vào lớp 10 trường Chuyên Nguyễn Tất Thành trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đề thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 môn Văn Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn chung Chuyên Nguyễn Tất Thành 2022

I. ĐỌC HIỂU:

a. Phép liên kết là phép lặp: thương, xót.

b. Theo bài viết, nếu biết xót cha mẹ người con cần phải thay đổi trong hành động là:

– Không ngồi yên học bài và co chân lên cho mẹ quét nhà.

– Học nhanh, giúp mẹ giặt quần áo.

c. “Thương làm người ta cao cả, xót còn khiến người ta từ ái, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể” vì: Thương thì mới chỉ dừng lại ở trong suy nghĩ, còn xót không chỉ còn ở suy nghĩ nữa mà đã trở thành hành động. Hành động này cũng không chỉ là hành động đơn thuần mà người đó còn biết đặt mình vào vị trí của đối phương để cảm nhận được nỗi đau, để thấu cảm được những vất vả, khó khăn của đối phương. Bởi vậy, xót sẽ hơn thương một bậc. Xót làm người ta từ ái, bao dung, biết nghĩ không chỉ cho mình mà còn cho người, hành động cho người một cách đầy yêu thương, chia sẻ.

d. HS đưa ra quan điểm cá nhân và có những lí giải phù hợp.

Gợi ý:

  • Đồng ý với quan điểm của tác giả.
  • Vì: Nếu chỉ biết thương ở lời nói thì đó mới dừng lại ở lời nói đầu môi, không có giá trị, không có ý nghĩa.
  • Còn “xót” là khi ta biết đồng cảm, thấu hiểu, biết đặt vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Từ đó có những hành động thực tế để hiện thực hóa cái “xót” ấy.

II. LÀM VĂN:

Tham khảo thêm:   Công văn 3064/TCHQ-TXNK Thuế giá trị gia tăng mặt hàng thẻ nhớ dùng cho máy ảnh điện thoại và thanh nhớ USB

Câu 1 (2 điểm):

* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ)

* Yêu cầu về nội dung:

1. Nêu vấn đề nghị luận: Tác hại của việc con cái không biết thương cha mẹ.

2. Bàn luận:

* Giải thích:

– Tình yêu thương của con cái dành cho cha mẹ: Được hiểu là sự quan tâm đến sức khỏe, tình cảm, các trạng thái cảm xúc của cha mẹ. Luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cha mẹ. Sẵn sàng hi sinh bản thân để đổi lấy sự vui vẻ, bình yên cho cha mẹ.

* Phân tích:

– Cha mẹ là người sinh thành, có công dưỡng dục đối với mỗi con người. Cha mẹ luôn dành cho ta tình yêu thương vô điều kiện thậm chí cha mẹ sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả bản thân mình để con cái được hạnh phúc. Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cuộc sống, nhân cách của mỗi con người.

– Tình yêu thương đối với cha mẹ không chỉ là trách nhiệm của mỗi con người mà còn là đức tính căn bản phải tồn tại trong mỗi người.

+ Không biết yêu thương cha mẹ khiến ta khó có thể biết cách yêu thương người khác.

+ Không yêu thương cha mẹ đồng nghĩa với việc con người sống hời hợt không có trước sau, nhân cách phát triển không được toàn vẹn.

+ Không yêu thương cha mẹ sẽ tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ với con từ đó hình thành nên khoảng trống trong tâm hồn giữa những người thân trong gia đình. Người không yêu thương cha mẹ đang tự đánh mất đi những giá trị tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân trọng nhất.

+ Không biết yêu thương cha mẹ dần dần sẽ khiến con người trở nên vô cảm, sống lạnh lùng và thậm chí là tàn nhẫn. Điều đó gây hại với chính cuộc sống của con người.

* Bàn luận:

– Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của cha mẹ đối với cuộc sống của chúng ta.

– Bồi đắp tình cảm dành cho cha mẹ.

– Học cách quan tâm cha mẹ từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Câu 2 (2 điểm):

1. Mở bài:

– Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm Bếp lửa.

– Dẫn đoạn thơ.

2. Thân bài

a. Cảm nhận khổ thơ bài Bếp lửa

– Kỉ niệm tuổi thơ là tám năm ròng cháu cùng bà nhóm ngọn lửa của sự sống và tình yêu.

– Từ ngọn lửa ấy, trong lòng tác giả sống dậy một hồi ức khắc khoải, hồi ức về tiếng chim tu hú. Bốn lần tiếng chim tu hú điệp lại gợi những âm sắc khác nhau.

+ Tiếng chim tu hú trên cánh đồng như giục lúa chín. Tiếng chim tu hú gợi về những buổi mai, hai bà cháu cùng nhau nhóm lửa giữa không gian vắng lặng mênh mông của làng quê.

+ Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà.

=>Tiếng tu hú như lời đồng vọng của đất trời trở thành điệp khúc chủ âm của hoài niệm.

– Trong khói bếp chập chờn, trong khắc khoải tiếng chim tu hú, hình ảnh bà hiện ra như một bà tiên.” Kháng chiến gian lao, chỉ có hai bà cháu côi cút, nương tựa vào nhau bởi mẹ cùng cha bận công tác ngoài chiến trường. Nhưng đối với cháu, đó vẫn là một quãng thời gian ngập tràn hạnh phúc bởi cháu vẫn được sống trong tình yêu thương trọn vẹn, trong sự cưu mang, bảo ban, chăm sóc của bà. Bằng một loạt những động từ: “kể”, “bảo”, “dạy”, “chăm” người đọc cảm nhận được công lao của bà đối với cháu. Bà đã thay cha mẹ chăm sóc, yêu thương cháu, thay thầy dạy dỗ, bảo ban cháu. Bà luôn ở bên cạnh cháu, nuôi dạy cháu nên người. Bà là kết tinh của “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 4 Bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển? Giải Khoa học lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

– Chỉ một khổ thơ với 11 dòng mà hai từ “bà” – “cháu” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh bà cháu sóng đôi, quấn quýt, gắn bó không rời.

=> Khổ thơ đã cho thấy tình yêu thương, tấm lòng biết ơn của cháu dành cho bà. Đồng thời cái “xót” của đứa cháu cũng chính là giúp đỡ bà những việc nhỏ, vừa sức của mình như nhóm lửa,…

b. Liên hệ với đoạn Thúy Kiều nhớ cha mẹ khi ở lầu Ngưng Bích

– Nàng là một người con gái rất mực hiếu thảo: “Xót người tựa cửa hôm mai/ Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”. Nàng thương cảnh cha mẹ già ngày ngày tựa của ngóng trông tin con, nàng xót xa khi cha mẹ tuổi già sức yếu mà không biết ai sẽ chăm sóc?

+ Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” cùng với điển cố “sân Lai”, “gốc tử” đã cực tả nỗi nhớ thương cũng như lòng hiếu thảo của Kiều.

+ Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được sức mạnh của bao mùa mưa nắng, vừa nói đến sự tàn phá của thiên nhiên đối với cảnh vật và con người.

– Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm vào cảnh vật, thời gian và lòng người. Nàng dường như quên đi cảnh ngộ của bản thân để lọ nghĩ cho những người thân yêu. Tấm lòng hiếu thảo, vị tha của nàng mới thật đáng trân trọng làm sao!

=> Đoạn thơ trên đã cho thấy: Cái “xót” của Thúy Kiều cho cha mẹ đã thực hiện bằng hành động thực tế đó là bán mình chuộc cha, nàng nghĩ về những ngày tháng chăm sóc cha mẹ mà giờ đây không biết chăm sóc cha mẹ có được chăm sóc như vậy không lại càng cảm thấy đau đớn hơn. Trong những tháng ngày lưu lạc, mọi nỗi xót xa chỉ còn lại là niềm thương, cái thương dằn vặt, đau đớn.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chung Chuyên Nguyễn Tất Thành 2022

Câu 1 (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong tiếng Việt có chữ thương và cũng có chữ xót. Cha mẹ thương con, cho roi cho vọt nhưng nếu cha mẹ biết xót con thì sẽ không đánh con quá đau

Con thương cha mẹ, con biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi yên học và co chân lên cho mẹ quất hà

Con thương mẹ, con có thể học thật nhiều, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ học thật nhanh để còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tár tá chay cho

Chống thương vợ, vợ sẽ hạnh phúc, nhưng chẳng xót vợ, vợ sẽ được sáng 8 Lướng Chống xót vợ, chồng sẽ biết chia sẻ việc nhà, sẽ biết tắm cho con, sẽ biết lau nhà, không đổn hết lên vai người phụ nữ yếu đuối. Một người chồng thương vợ vẫn có thể là một người chồng gia trưởng, nhưng một người biết xót vợ thì không

Thương có thể mang đôi cánh và bay lên cao, đậu trên cành lí thuyết,

Xót là hạ cánh xuống từng thành phần cụ thể, kể cả từng thân phận con sâu cái kiến nhỏ nhoi dễ bị che khuất.

Thương làm người ta cao cả, xót còn khiến người ta thêm từ ải, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể …

Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói, em nghe…

(Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đông, tr.104-106)

Tham khảo thêm:   Sinh học 10 Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào Giải Sinh 10 trang 67 sách Cánh diều

a. Xác định phép liên kết về hình thức được sử dụng trong 02 câu: Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót. Cha mẹ thương con cho roi cho vọt nhưng nếu cha mẹ biết xót con thì sẽ không đánh con quả đau.

b. Theo bài viết, nếu biết xót mẹ, người con phải có thay đổi gì trong hành động?

c. Từ cách hiểu về chữ thương và xót của tác giả bài viết, em hãy lí giải vì sao Thương làm người ta cao cả, xót còn khiển người ta thêm từ ái, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể.

d. Em có đồng tình với ý kiến: Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói không? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm).

Từ văn bản ở Câu I, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc con cái không biết thương và xót cha mẹ.

Câu 3 (5,0 điểm)

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế

Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa?

(Bếp lửa, Bằng Việt, theo SGK Ngữ văn 9 tập một, NXBGDVN, tr.144)

Cảm nhận của em về tình cảm thương và xót của người cháu đối với bà trong đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ với nỗi niềm thương – xót của Thúy Kiều đối với cha mẹ trong đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều – Nguyễn Du) để thấy đây là tình cảm cần có của con người.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chung

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chung

Đề thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 môn Toán Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán chung Chuyên Nguyễn Tất Thành 2022

Câu 1

Câu 1

Câu 2

Câu 2

Câu 3

Câu 3

Câu 4

Câu 4

Câu 5

Câu 5

Câu 6

Câu 6

Câu 7

Câu 7

Đề thi vào lớp 10 môn Toán chung Chuyên Nguyễn Tất Thành 2022

Đề thi vào lớp 10 môn Toán chung

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum Đề thi vào lớp 10 môn Văn, Toán Chuyên 2022 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *