SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
|
MÔN THI: HÓA HỌC (Chuyên – NV2)
Ngày thi: 07/07/2012
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–
Cho: Fe = 56, S = 32, O = 16, H = 1, Na = 23, C = 12
Câu 1: (2,5 điểm)
1. Tại sao ấm đun nước lâu ngày thường có lớp cặn ở đáy ấm?
2. Hòa tan hỗn hợp 2 muối cacbonat trung hòa vào nước tạo thành dung dịch A và chất rắn B. Dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thấy một chất khí bay ra làm xanh giấy quỳ ẩm. Chất rắn B hòa tan vào dung dịch axit HCl thấy có khí bay ra và thu được dung dịch C. Cho dung dịch C phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh và kết tủa để lâu ngoài không khí hóa nâu đỏ. Xác định các chất A, B và C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2,5 điểm)
1. Tìm công thức phân tử của ankan (CnH2n+2) cho các trường hợp sau:
a) Phân tử khối của ankan bằng 72 đ.v.C
b) Trong phân tử, khối lượng cacbon lớn hơn khối lượng hidro 58 đ.v.C
c) Tỉ lệ khối lượng
Câu 3: (2,5 điểm)
Cho 4,6 gam hỗn hợp Zn và Al ở dạng bột tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng, lọc thu được kết tủa A gồm hai kim loại có khối lượng 8,02gam và còn lại dung dịch nước lọc B.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 2M để hòa tan hết kết tủa A nói trên, biết rằng phản ứng giải phóng khí duy nhất là NO.
Câu 4: (2,5 điểm)
Đốt cháy 1,12 lít hỗn hợp hai hidrocacbon (thể khí) có cùng số nguyên tử cacbon phong phân tử, dẫn sản phẩm phản ứng cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5 dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình (1) tăng thêm 1,8 gam, bình (2) tăng thêm 4,4 gam. Xác định công thức phân tử của hai hidrocacbon và thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. Các thể tích khí đo ở đktc.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Bạc Liêu năm học 2012 – 2013 môn Hóa học (Chuyên) – Ngày thi thứ hai Sở GD&ĐT Bạc Liêu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.