Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Quốc Học Huế – Môn Hóa (2008 – 2009) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ

(Đề thi chính thức)

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN QUỐC HỌC
NĂM HỌC 2008-2009

MÔN: HÓA HỌC
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hóa)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Bài I: (2,5 điểm)
1. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các chất bột có màu tương tự nhau, chứa trong các lọ mất nhãn sau: CuO, Fe3O4, Ag2O, MnO2, (Fe + FeO). Viêt các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

2. Cho hon hp chât ran gôm FeS2, CuS, Na2O. Ch dưc dùng thêm nưc và các diêu kien cân thiêt (nhiet do, xúc tác, …). Hãy trình bày phưng pháp và viêt các phưng trình phản ứng hóa h ọc xảy ra de diêu chê FeSO4, Cu(OH)2.

Bài II: (1,5 điểm)
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Tìm các chất hữu cơ ứng với các chữ cái A, B, C, … . Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra, ghi rõ các điều kiện. Biêt A là một loại gluxit, khi đốt cháy hoàn toàn A thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88 và C, D, E là các hợp chất có cùng sô nguyên tố cacbon.

Bài III: (2 điểm)

1. Cho một lượng kim loại M phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4, sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được gấp 3,555 lần khối lượng M đem dùng. Mặt khác, nếu dùng 0,02 mol kim loại M tác dụng H2SO4 loãng lấy dư thì thu dưc 0,672 lít khí (dktc). Xác dnh kim loi M.

2. Khi thực hiện phản ứng chuyển hóa metan thành axetilen ( 15000C và điều kiện thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm metan, axetilen và hidro. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2. Tính khối lượng hỗn hơp X đã đem đốt.

Bài IV: (2 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí Y gồm C3H8 và hydrocacbon A thu được 22 gam CO2 và 10,8 gam H2O.
1. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp Y (Biết các khí đều đo ở đktc và trong không khí oxi chiếm 20% thể tích).
2. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo củaa A.

Bài V: (2 điểm)

Hòa tan hoàn toàn 24,625 gam hỗn hợp muối gồm KCl, MgCl2 và NaCl vào nước, rồi thêm vào đó 300 ml dung dịch AgNO3 1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Cho 2,4 gam Mg vào dung dch A, khi phản ứng kết thúc lọ c tách riêng chất rắn C và dung dịch D. Cho toàn bộ chất rắn C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối lượng của chất rắn C giảm đi 1,92 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọ c lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn E. Tính phần trăm khối lượng các muối có trong hỗn hợp ban đầu.

Cho: Ag = 108 ; Na = 23; K = 39 ; Mg = 24 ; Fe = 56 ; Cu = 64; Zn = 65 ; Al = 27 ; Mn = 55 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; N = 14 ; C = 12 ; H = 1.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Quốc Học Huế – Môn Hóa (2008 – 2009) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi Thuyết minh bài Cảnh ngày hè

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *