Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi trắc nghiệm giáo viên viết chữ đẹp cấp Tiểu học Câu hỏi thi viết chữ đẹp dành cho Giáo viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi trắc nghiệm giáo viên viết chữ đẹp cấp Tiểu học là tài liệu vô cùng bổ ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến các bạn.

Tài liệu bao gồm các câu hỏi về luyện viết chữ đẹp để thầy cô cùng tham khảo chuẩn bị tốt cho các kỳ thi giáo viên dạy giỏi đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết và tải tài liệu tại đây.

Câu hỏi thi viết chữ đẹp dành cho Giáo viên

Họ, tên giáo viên:……………………………………

Trường Tiểu học ……………………………..

Số báo danh : ……………… Phòng số : ……..

BÀI THI LÍ THUYẾT

HỘI THI GIÁO VIÊN VIẾT CHỮ ĐẸP

HUYỆN CHÂU PHÚ

Ngày thi: …..

Thời gian làm bài : 20 phút

PHẦN CÂU HỎI:

Câu 1: Học sinh viết đúng chữ viết thường, chữ hoa; viết bài chính tả khoảng 50 chữ/ 15 phút; đó là yêu cầu cơ bản về kĩ năng của việc dạy tập viết cho học sinh học hết lớp nào?

a/ Lớp 1

b/ Lớp 2

c/ Lớp 3

d/ Lớp 1 và lớp 2.

Câu 2: Mẫu chữ viết hiện hành dạy ở trường tiểu học được thực hiện theo nguyên tắc:

a/ Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hoà khi viết liền các con chữ); tính sư phạm(phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học).

b/ Bảo đảm tính khoa học; tính hệ thống.

c/ Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống đồng thời tính đến thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét, phù hợp với điều kiện dạy và học ở tiểu học).

d/ Cả a, b và c.

Câu 3: Ở trường tiểu học, học sinh viết chữ thường, chữ số và viết chữ viết hoa theo kiểu chữ nào là chủ yếu:

a/ Kiểu chữ nghiêng, nét thanh. Kiểu chữ đứng, nét đều.

b/ Kiểu chữ đứng, nét đậm

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn tiếng Anh về lợi ích của học kết hợp (3 Mẫu) Lợi ích của học tập kết hợp

c/ Kiểu chữ đứng, nét đều

d/ Kiểu chữ đứng, nét đều. Kiểu chữ nghiêng, nét đậm.

Câu 4: Khi viết chữ cái thường, các chữ cái được viết 2 đơn vị là:

a/ d, đ, p, q

b/ b, g, k, y

c/ o, a, m, n

d/ r, s

Câu 5: Chiều cao mẫu chữ cái hoa là 2,5 đơn vị; riêng chữ cái viết hoa nào được viết với chiều cao là 4 đơn vị:

a/ Y, H

b/ R, G.

c/ G, Y

d/ B, R

Câu 6: : Khi ngồi viết, học sinh Tiểu học phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách mặt vở từ :

a/ 25 – 30cm.

b/ 15 – 20 cm

c/ 30- 40 cm

d/ 40 – 45 cm

Câu 7 : Việc dạy viết chữ hoa được tiến hành theo một qui trình từ :

a/ Tập tô, nhận diện, viết đúng đến viết thành thạo

b/ Tập viết nét cơ bản đến viết đúng từng chữ cái; từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp.

c/ Nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết đúng từng chữ cái; từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp.

d/ Tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết đúng từng chữ cái; từ viết đúng đến viết thành thạo.

Câu 8 : Quy trình chung khi dạy một bài tập viết theo trình tự là :

a/ Giới thiệu bài tập viết, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào vở củng cố bài tập viết.

b/ Giới thiệu bài tập viết, phân tích cấu tạo chữ, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào bảng, vở và củng cố bài tập viết.

c/ Giới thiệu bài tập viết, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào bảng, củng cố bài tập viết.

d/ Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài, học sinh viết vào vở, bảng và củng cố bài.

Câu 9: Các phương pháp thường sử dụng khi dạy tập viết ở trường tiểu học:

a/ Trực quan; thuyết trình,

b/ Đàm thoại; trực quan; nêu gương.

c/ Luyện tập; thuyết trình.

d/ trực quan; đàm thoại; gợi mở; luyện tập.

Câu10: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi viết cần đặt vở như thế nào?

a/ Vở viết cần đặt nghiêng so với mép dưới của bàn một góc khoảng 30º (nghiêng chéo lên trên về bên phải)

Tham khảo thêm:   KHTN 9: Bài tập Chủ đề 9 Giải KHTN 9 Cánh diều trang 144

b/Vở viết cần đặt nghiêng so với mép dưới của bàn một góc khoảng 45º (nghiêng chéo lên trên về bên trái).

c/ Vở viết cần đặt nghiêng so với mép trên của bàn một góc khoảng 30º (nghiêng chéo lên trên về bên phải).

d/ Vở viết cần đặt nghiêng so với mép dưới của bàn một góc khoảng 55º (nghiêng chéo lên trên về bên phải).

Câu 11: Chiều cao của các chữ số là :

a/ 1,5 đơn vị

b/ 2 đơn vị

c/ 2,5 đơn vị

d/ 4 đơn vị

Câu 12: Các dấu thanh được viết trong phạm vi một ô vuông có cạnh là:

a/ 0,5 đơn vị

b/ 1 đơn vị.

c/ 1,5 đơn vị

d/ 2 đơn vị

Câu 13: Theo qui định của Bộ GDĐT thì phòng học phải đủ ánh sáng cho học sinh ngồi học, với độ chiếu sáng là bao nhiêu lux ( lux là đơn vị đo độ chiếu sáng quốc tế):

a/ từ 50 – 100 lux

b/ từ 100 – 150 lux

c/ từ 150 – 250 lux

d/ từ 200 – 500 lux

Câu 14 : Theo anh chị, bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải, cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu của học sinh ngồi trong lớp và kích thước bảng tối thiểu là :

a/ từ 0,8 m – 1,5 m

b/ từ 0.8 m – 1,2 m

c/ từ 1 m – 2 m

d/ từ 1,2 m – 2,4 m

Câu 15 : Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng:

a/ ba ngón tay ( ngón trỏ, ngón cái và ngón áp út) của bàn tay phải

b/ ba ngón tay ( ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải

c/ ba ngón tay ( ngón trỏ, ngón cái và ngón út) của bàn tay phải

d/ ba ngón tay ( ngón trỏ, ngón giữa và ngón út) của bàn tay phải

Câu 16: Nguyên tắc viết dấu thanh có 3 nguyên tắc : Nguyên tắc khoa học, nguyên tắc thẩm mỹ, nguyên tắc thực dụng; Hiện nay dấu thanh được thống nhất viết như thế nào ?

a/ đặt dấu thanh ở vị trí cân đối.

b/ đặt dấu thanh cuối vần

c/ đặt dấu thanh trên hoặc dưới âm chính.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Nhớ con sông quê hương Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 90 sách Chân trời sáng tạo tập 2

d/ đặt dấu thanh ngay trên hoặc dưới âm đệm

Câu 17: Nhóm chữ o, ô, ơ, a, ă, â, c, x, e, ê là nhóm có độ cao và thường cấu tạo bởi các nét:

a/ độ cao 1,5 đơn vị và thường được cấu tạo bởi các nét cong.

b/ độ cao 1 đơn vị và thường được cấu tạo bởi các nét cong.

c/ độ cao 1 đơn vị và thường được cấu tạo bởi các nét cong kín.

d/ độ cao 1,5 đơn vị và thường được cấu tạo bởi các nét cong hở.

Câu 18 :Tư thế viết bảng của giáo viên đúng nhất là:

a/ Khi viết ở tầm bảng ngang bằng hoặc thấp dưới mặt giáo viên, cần nghiêng người về phía bên trái để học sinh nhìn rõ chữ giáo viên đang viết ( không “úp mặt” vào bảng, che chữ đang viết).

b/ Trường hợp viết ở phần bảng hơi thấp, giáo viên có thể khom lưng hoặc gập chân thấp xuống để tạo được tầm viết ngang mặt).

c/ Cả câu a và b.

d/ Tuỳ ý giáo viên, muốn đứng thế nào cũng được.

Câu 19: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết chữ thường, dấu thanh và chữ số. Bước đầu làm quen với chữ viết hoa; đó chính là nội dung về kiến thức môn tập viết của:

a/ lớp 1

b/ lớp 1 và 2

c/ lớp 2

d/ lớp 2 và 3.

Câu 20: Theo qui định hiện nay, học sinh sử dụng bút chì để tập viết ở giai đoạn nào?

a/ giai đoạn đầu lớp 1

b/ hết lớp 1.

c/ tuỳ thích học sinh

d/ tuỳ theo trình độ viết của học sinh mà giáo viên qui định

……….

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi trắc nghiệm giáo viên viết chữ đẹp cấp Tiểu học Câu hỏi thi viết chữ đẹp dành cho Giáo viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *