Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 – môn Ngữ văn (Giáo dục thường xuyên) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề thi chính thức)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục thường xuyên

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (2,0 điểm)

Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Câu 2. (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của nhà trường trong việc truyền thụ kiến thức văn hoá cho học sinh.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).

* * *

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

– Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, hoạt động chủ yếu ở địa bàn miền tây Bắc Bộ.

– Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời.

– Quang Dũng sống và chiến đấu ở đoàn quân Tây Tiến ngay từ những ngày đầu thành lập. Cuối năm 1948, khi đã chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ này.

Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về vai trò của nhà trường trong việc truyền thụ kiến thức văn hoá cho học sinh.

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý chính sau:
– Nêu được vấn đề cần nghị luận.
– Nhà trường là nơi giáo dục toàn diện, trong đó có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức văn hoá cho học sinh.
– Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học, kiểm tra, đánh giá; truyền thụ cho học sinh những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội; khơi dậy lòng ham hiểu biết;…
– Từ việc nhận thức được vai trò của nhà trường, học sinh có tình cảm gắn bó với mái trường, tự giác trau dồi tri thức. Trong quá trình tiếp nhận kiến thức, học sinh cần có ý thức chủ động, tích cực, sáng tạo.

Câu 3: Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nghệ thuật; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu (chủ yếu phần trích trong sách Ngữ văn 12, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý chính sau:

– Nêu được vấn đề cần nghị luận.

– Ý nghĩa tả thực của hình tượng:
+ Rừng xà nu là vẻ đẹp tiêu biểu của núi rừng Tây Nguyên.
+ Rừng xà nu bị giặc tàn phá, huỷ diệt.
+ Rừng xà nu có sức sống mãnh liệt.
+ Rừng xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của dân làng Xô Man.

– Ý nghĩa biểu tượng về con người Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ:
+ Gợi những mất mát, đau thương.
+ Gợi những phẩm chất kiên cường, bất khuất.
+ Gợi sức sống bất diệt.

– Nghệ thuật miêu tả: Nhân hoá, ẩn dụ, lặp; lựa chọn chi tiết tiêu biểu,… 0,50

– Đánh giá chung về hình tượng.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 – môn Ngữ văn (Giáo dục thường xuyên) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Nghị định 38/2018/NĐ-CP Hỗ trợ 5 năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *