Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần 1 Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 môn Lịch sử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần 1 có đáp án kèm theo được chúng tôi sưu tầm và đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đ

Câu 1: (VD) Đảng Quốc đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị!

B. Tạo điều kiện để phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn đỉnh cao.

C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ.

D. Đánh dấu sự thức tỉnh của giai cấp tư sản Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á.

Câu 2: (NB) Tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 – 1930) gồm đại diện của các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Tân Việt Cách mạng đảng.

C. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.

Câu 3:(NB) Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

A. siêu cường tài chính số một thế giới.

B. một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 170, 171, 172, 173

C. trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

D. trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất thế giới.

Câu 4: (VD) Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

A. phi nghĩa thuộc về các bên tham chiến. B. chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.

C. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. D. chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

Câu 5: (TH) Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là

A. mâu thuẫn dân tộc gay gắt.

B. sự phân hóa trong nội bộ triều đình phong kiến.

C. thực dân Pháp quyết tâm trừ khử phe chủ chiến.

D. triều đình phong kiến xuống chiếu cần vương.

Câu 6: (TH) vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta là

A. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.

B. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

Câu 7: (TH) Thể chế chính trị của nước Nga trước Cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. xã hội chủ nghĩa. B. cộng hòa. C. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ lập hiến.

Câu 8: (VD) Điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là mọi phát minh kĩ thuật đều

A. dựa trên các ngành khoa học cơ bản. B. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

C. xuất phát từ nhu cầu chiến tranh. D. bắt nguồn từ thực tiễn.

Câu 9: (NB) Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Trận Mát-xcơ-va (12 -1941). B. Trận Cuốc-xcơ (8 – 1943).

C. Trận Xta-lin-grát (11 – 1942). D. Trận En A-la-men (10 – 1942).

Câu 10: (NB) Trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (12 – 1989), hai siêu cường Xô – Mĩ đã tuyên bố

A. chấm dứt việc chạy đua vũ trang. B. thủ tiêu tên lửa tầm trung,

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Giới thiệu với các bạn cùng lớp một kịch bản văn học hoặc một bộ phim Giới thiệu kịch bản văn học hoặc bộ phim

C. chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.

Câu 11: (NB) Nền kinh tế Việt Nam những năm 1936 – 1939 có đặc điểm gì?

A. Suy thoái và khủng hoảng. B. Phát triển không ổn định.

C. Phục hồi và phát triển. D. Phát triển chậm chạp.

Câu 12: (NB) Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, ngành sản xuất nào của Đức giảm 47% so với trước khủng hoảng?

A. Nông nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Công nghiệp . D. Dịch vụ

Câu 13: (NB) Cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được mở đầu bằng

A. khởi nghĩa Nam Xương. B. khởi nghĩa Vũ Xương.

C. phong trào Nghĩa Hòa đoàn D. phong trào Ngũ tứ

Câu 14: (NB) Tháng 5 – 1904, trong quá trình hoạt động cách mạng Phan Bội Châu đã thành lập

A. Hội Phục Việt. B. Tâm tâm xã.

C. Hội Duy tân. D. Việt Nam Quang phục hội.

Câu 19: (VD) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có xu hướng liên kết khu vực là

A. sự hình thành các trung tâm kinh tế – tài chính.

B. sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế.

C. sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất.

D. sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc về kinh tế.

Câu 20: (VD) Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là

A. thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học

B. kẻ thù còn mạnh đủ sức đàn áp.

C. diễn ra lẻ tẻ, thiếu tính thống nhất.

D. chưa có những hình thức đấu tranh phù hợp.

Câu 21: (TH) Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930- 1931?

A. Kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với lợi ích của cách mạng thế giới.

B. Nhằm đúng hai kẻ thù của cách mạng Việt Nam là đế quốc và phong kiến.

C. Đề ra khẩu hiệu “độc lập dân tộc”, “người cày có mộng” kết hợp đòi cải thiện đời sống.

D. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và có tính thống nhất cao trong cả nước.

Tham khảo thêm:   Đề thi nghề THPT tỉnh Đăk Nông năm 2010 - 2011 môn Kỹ thuật trồng rừng Sở GD&ĐT Đăk Nông

Câu 22: (NB) Ngoài một nền quốc phòng hùng mạnh, sức mạnh của mỗi quốc gia trên thế giới sau Chiến tranh lạnh còn dựa chủ yếu vào những yếu tố nào dưới đây?

A. Sản xuất phát triển, tài chính vững chắc, công nghệ trình độ cao.

B. Xuất cảng tư bản, thị trường rộng lớn, khoa học phát triển.

C. Chính trị ổn định, sản xuất phát triển, trình độ tập trung tư bản cao.

D. Xã hội ổn định, đất nước phồn vinh, thị trường rộng lớn.

Câu 23: (VD) Đâu là nguyên nhân quyết định hàng đầu dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Phát huy tối đa vai trò của con người.

B. Vai trò quản lí của Nhà nước.

C. Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển.

D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Câu 24: (TH) Nội dung nào không phải là đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX?

A. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược.

B. Có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng.

C. Quá trình quân phiệt hóa kéo dài.

D. Thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và lực lượng phát xít.

Câu 25: (VD) Nội dung nào dưới đây thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về hình thức truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Qua các tác phẩm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin .

B. Qua các tác phẩm yêu nước mà Người sáng tác.

C. Qua các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin.

D. Qua các sách báo của Pháp và của Liên Xô.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần 1 Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 môn Lịch sử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *