Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 Đề thi minh họa môn Lịch sử năm 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 là tài liệu mà Wikihoc.com muốn gửi tới các bạn lớp 12 cùng tham khảo.

Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Lịch sử chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi minh họa môn Lịch sử

Câu 1: Quốc gia thuộc lực lượng Đồng minh chống phát xít chịu nhiều tổn thất nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Liên Xô.

B. Nga.

C. Mỹ.

D. Trung Quốc

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào chi phí cho quốc phòng không vượt quá 1% GDP?

A. Tây Ban Nha.

B. Đức.

C. Nhật Bản.

D. Xingapo.

Câu 3: Sự lớn mạnh và vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh là minh chứng cho xu thế

A. toàn cầu hóa.

B. hợp tác quốc tế.

C. “5 trung tâm”.

D. “đa cực”.

Câu 4: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, tổ chức cách mạng nào của Việt Nam ra đời sớm nhất?

A. Tân Việt Cách mạng đảng.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Tâm tâm xã và Cộng sản đoàn.

Câu 5: Hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương xây dựng là

A. Cao Bằng và Ba Tơ.

B. Bắc Sơn – Võ Nhai và Ba Tơ.

C. Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng.

D. Cao Bằng và Tân Trào.

Câu 6: Biện pháp căn bản để giải quyết khó khăn về tài chính của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

A. Vận động xây dựng “Quỹ độc lập”.

Tham khảo thêm:   Nghị định 20/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

B. Phát động “Tuần lễ vàng”.

C. Quyên góp tiền trong dân.

D. Lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước.

Câu 7: Tháng 5 – 1953, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Nava ở Đông Dương khi đang

A. bị sa lầy và thất bại liên tiếp trong cuộc chiến tranh xâm lược

B. được Mỹ và Tây ân tăng cường viện trợ về kinh tế và quân sự

C. giành được quyền chủ động trên các chiến trường chính ở Bắc Bộ

D. chiến tranh lạnh lan rộng và Hiệp định về Triều Tiên được kí kết

Câu 8: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã mở ra cục diện “vừa đánh”, “vừa đàm”?

A. Chiến thắng Vạn Tường (8-1965)

B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

C. Cuộc tiến công chiến lược xuân – hè năm 1972

D. Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào (1971)

Câu 9: Nội dung nào không có trong quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986)?

A. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng các hình thức, bước đi phù hợp

B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tổ chức

C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

D. Lấy đổi mới chính trị và xã hội làm trọng tâm

Câu 10: Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng

B. bắt sống toàn bộ nội các của Chính phủ tư sản lâm thời

C. thành lập được các Xô viết của giai cấp công nhân

D. Lênin trở thành nhà lãnh đạo của cách mạng nga

Câu 11: Điểm khác biệt căn bản giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với phong trào Cần Vương (1885 – 1896) là gì?

A. Hình thức khởi nghĩa.

B. Không chịu sự chi phối của Chiếu Cần Vương.

C. Đối tượng phong trào.

D. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

Câu 12: Hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX không có sự khác biệt về

A. quan niệm phạm trù cứu nước.

B. phương thức tập hợp lực lượng.

C. chủ trương, cách làm. .

D. mục tiêu cách mạng.

Tham khảo thêm:   Project: Playtime - Game sinh tồn trong nhà máy sản xuất đồ chơi

Câu 13: Trong những năm 1948 – 1949, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới, vì

A. Liên xô đã hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế trước thời hạn

B. Liên xô giúp đỡ các nước Đông Âu hoàn thành cải cách ruộng đất

C. Các nước Đông Âu đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

D. Cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi, tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội

Câu 14: Sự kiện quốc tế nào tác động trực tiếp đến đường lối, phương pháp đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương (1936 – 1939)?

A. Tình hình thế giới đang có những diễn biến rất phức tạp.

B. Thực dân Pháp soạn thảo, ban hành chính sách thời chiến.

C. Nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) chỉ đạo cho cách mạng các nước.

D. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa (1936).

Câu 15: Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), quân đội Việt Nam chuyển từ thế tiến công sang tiến công chiến lược từ khi nào?

A. Đông – Xuân 1953 – 1954.

C. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

D. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

Câu 16: Một điểm khác biệt lớn giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về

A. kết cục quân sự.

B. sự huy động nguồn lực.

C. tinh thần, quyết tâm.

D. mục tiêu chiến dịch.

Câu 17: Trong hai lần gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam (1964 – 1968 và 1972 – 1973), Mỹ không

nhằm thực hiện âm mưu

A. phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. sử dụng bom đạn uy hiếp tinh thần, ý chí của nhân dân hai miền Nam – Bắc chống Mỹ.

C. dùng sức mạnh của bom đạn để gây sức ép trên bàn đàm phán ở Hội nghị Pari.

D. ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

Câu 18: Nội dung nào là minh chứng rõ ràng cho việc Anh, Pháp và Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) bùng nổ?

Tham khảo thêm:   140 bài tập trắc nghiệm lý thuyết sóng cơ và sóng âm Bài tập trắc nghiệm Chương 2 Vật lý lớp 12

A. Mỹ, Anh, Pháp phản đối Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935)

B. Mỹ đứng trung lập, còn Anh và Pháp kí Hiệp định Muynich (1938)

C. Chế độ phát xít ra đời từ cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Mỹ

D. Anh, Pháp, Mỹ không thực hiện vai trò của các nước lớn chống phát xít

Câu 19: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sau thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX – những năm đầu thế kỉ XX là gì?

A. Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn

B. Phải xây dựng được một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết toàn dân

C. Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp

D. Cần phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên mọi mặt trận

Câu 20: Yếu tố quyết định cho sự xuất hiện và hoạt động của khuynh hướng cứu nước mới – dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. cơ sở kinh tế và xã hội.

B. chủ nghĩa “Tam dân”.

C. nhận thức tiến bộ của các sĩ phu yêu nước.

D. sự ra đời của tư sản dân tộc và tiểu tư sản

Câu 21: Hiệp ước Bali (2 – 1967) và Định ước Henxinki (1975) có điểm giống nhau là đều

A. tăng cường sự trao đổi và hợp tác về khoa học kĩ thuật.

B. mở ra xu thế “nhất thể hóa” khu vực và kết nối hai châu lục Á – Âu.

C. tăng cường sự hợp tác liên minh khu vực trên lĩnh vực ngoại giao.

D. xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

…………

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 Đề thi minh họa môn Lịch sử năm 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *