Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế CÓ ĐÁP ÁN Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế CÓ ĐÁP ÁN là tài liệu tham khảo và ôn thi THPT quốc gia 2017 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo đề thi để ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý có đáp án

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM THPT
Môn: VẬT LÍ 12
Thời gian làm bài: 60 phút Số câu trắc nghiệm: 40

Câu 1. Chọn câu sai.

Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, tia phản xạ và tia tới …

A. đối xứng với nhau qua pháp tuyến của mặt phản xạ tại điểm tới.
B. ở trong cùng một mặt phẳng.
C. hợp với mặt phản xạ những góc bằng nhau.
D. đối xứng với nhau qua mặt phản xạ.

[Chọn D]

Câu 2. Một tia sáng đến gương phẳng nằm ngang với góc tới i = 600. Cố định tia tới, để có tia phản xạ nằm ngang, phải quay gương quanh trục vuông góc với mặt phẳng tới một góc nhỏ nhất bằng:

A. 150
B. 300
C. 450
D. 600

[Chọn A]

Giải:

  • Lúc đầu: tia phản xạ hợp với phương ngang một góc 300
  • Khi tia phản xạ nằm ngang, tức là tia phản xạ quay một góc 300 → gương quay một góc 150.
Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT năm 2010 - môn Vật lí Đề thi học sinh giỏi quốc gia

Câu 3. Chọn câu đúng.

Với gương cầu lõm, vật và ảnh luôn cùng chiều với nhau khi vật …

A. ở trước gương.
B. ở trong khoảng từ đỉnh đến tiêu điểm chính của gương.
C. là vật thật ở ngoài tiêu cự.
D. ở trước gương một khoảng bằng hai lần tiêu cự.

[Chọn B]

Câu 4. Chọn câu sai.

A. Vật thật qua gương cầu lồi sẽ luôn luôn cho ảnh thật.
B. Vật thật ở ngoài tiêu cự của gương cầu lõm luôn cho ảnh thật.
C. Vật thật qua gương cầu lõm cho ảnh thật lớn hơn vật khi f < d < 2f.
D. Qua gương cầu lõm, ảnh thật và vật thật nằm trên cùng một mặt phẳng vuông góc với trục chính khi d = 2f.

[Chọn A]

Câu 5. Chọn phát biểu sai khi nói về đường đi của tia sáng qua gương cầu lõm.

A. Tia tới qua tâm của gương cho tia phản xạ trùng với tia tới.
B. Tia tới đỉnh gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính.
C. Tia tới song song với trục phụ cho tia ló đi qua tiêu điểm phụ nằm trên trục phụ đó.
D. Tia tới song song trục chính cho tia phản xạ qua tâm gương.

[Chọn D]

Câu 6. Một gương cầu lõm tiêu cự 20cm. Vật AB đặt trước gương cho ảnh cùng chiều và cách vật 75cm. Khoảng cách từ vật đến gương là:

A. 40cm.
B. 15cm.
C. 30cm.
D. 45cm.

[Chọn B]

Giải: Vật thật, qua gương lõm cho ảnh cùng chiều → ảnh ảo, lớn hơn vật: d’ < 0 và |d’| > d

Do đó: d’ – d = –75 (1)

Mặt khác: Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý(2)

Từ (1) và (2) ta suy ra: d = 15cm.

Câu 7. Một gương cầu lõm có bán kính 40 cm. Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của gương và cách gương 30 cm. Ảnh của vật cho bởi gương là …

Tham khảo thêm:   Tổng hợp các phím tắt cho Word Phím tắt Microsoft Word dành cho Windows

A. ảnh thật, cách gương 60 cm.
B. ảnh thật, cách gương 12 cm.
C. ảnh ảo, cách gương 6 cm.
D. ảnh ảo, cách gương 12 cm.

[Chọn A]

Giải:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý

Câu 8. Chọn câu sai.

Một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 (n2 > n1) với góc tới là i và góc khúc xạ là r.

A. Ta có đẳng thức: n1sini = n2sinr
B. Tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn tia tới.
C. Với các giá trị của i (0 < i < 900) thì luôn có tia khúc xạ.
D. Tia tới gần pháp tuyến hơn tia khúc xạ.

[Chọn D]

Câu 9. Chọn câu sai.

A. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt khác môi trường chân không đều lớn hơn 1.
B. Chiết suất tuyệt đối của môi trường chân không được qui ước là 1.
C. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt cho biết vận tốc của ánh sáng trong môi trường đó nhỏ hơn trong chân không bao nhiêu lần.
D. Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt tỷ lệ với vận tốc truyền của ánh sáng trong các môi trường đó.

[Chọn D]

Câu 10. Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n = Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý thì tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc nhau. Giá trị của góc tới là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý

A. 600
B. 300
C. 450
D. 350

[Chọn A]

Giải: Vì tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau nên:

i’ + r = 900 hay i + r = 900 → cosi = sinr (1)

Mặt khác, theo định luật khúc xạ: sini = Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lýsinr (2)

Từ (1) và (2) suy ra: tani = Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý→ i = 600

Câu 11. Cho vận tốc của ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Vận tốc của ánh sáng trong nước có chiết suất là:

A. 2,5.108 m/s.
B. 2,25.108 m/s.
C. 1,33.108 m/s.
D. 0,25.108 m/s.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Chùm ca dao trào phúng Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 111 sách Kết nối tri thức tập 1

[Chọn B]

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý

Câu 12. Cho một tia sáng đi từ không khí lần lượt vào ba môi trường trong suốt (1), (2) và (3). Với cùng một góc tới i, góc khúc xạ tương ứng lần lượt là r1, r2 và r3; biết r1 < r2 < r3. Hiện tượng phản xạ toàn phần không bao giờ xảy ra khi ánh sáng truyền từ …

A. môi trường (1) tới môi trường (2).
B. môi trường (1) tới môi trường (3).
C. môi trường (2) tới môi trường (3).
D. môi trường (2) tới môi trường (1).

[Chọn D]

Giải:

Với cùng góc tới i, ta có: sini = n1sinr1 = n2sinr2 = n3sinr3 (*)

Vì r1 < r2 < r3 sinr1 < sinr2 < sinr3 (**)

Kết hợp (*) và (**), ta suy ra: n1 > n2 > n3.

Hiện tượng phản xạ toàn phần không bao giờ xảy ra nếu ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn, tức là từ môi trường (2) tới (1).

Câu 13. Thả một nút chai rất mỏng phẳng hình tròn, bán kính 11cm nổi trên mặt một chậu nước (chiết suất n = 4/3). Dưới mặt nước, trên đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng hình tròn đó, đặt một ngọn đèn nhỏ. Để không có tia sáng nào từ ngọn đèn khúc xạ ra không khí thì khoảng cách tối đa từ ngọn đèn đến nút chai là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Vật lý

A. 9,7 cm.
B. 7,28 cm.
C. 1,8 cm.
D. 3,23 cm.

[Chọn A]

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế CÓ ĐÁP ÁN Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *