Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 4) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Vinh lần 4 bao gồm cả đáp án, giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được cấu trúc ra đề, cũng như ôn luyện thật tốt kiến thức Ngữ văn trước khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán trường THPT chuyên Đại học Vinh lần 4 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 4)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (…)

Tham khảo thêm:   Lời bài hát ToGetHer

(2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?

(3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập, mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.

(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119)

Câu 1. Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản. (1,0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu hỏi được đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận?

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 16 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Toán trên mạng lớp 5 có đáp án

Câu 2 (5,0 điểm)

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Những học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

(Trích Đất Nước, Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn12, Tập một, Nxb. Giáo dục, 2016, tr. 120)

Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ có cái bay bổng, đậm màu sắc của văn hóa dân gian. Lại có ý kiến nhấn mạnh: Trích đoạn thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo của tư duy hiện đại.

Bằng cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn

I ĐỌC HIỂU

Câu 1 Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản:

  • Phép nối bằng quan hệ từ: vì, nhưng…
  • Phép thế: “Những người xung quanh”, “đối phương” được thế bằng đại từ “họ”.
  • Phép lặp: Một “cái Tôi”.

Câu 2 Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện sau: Luôn kêu gào muốn người khác nghe mình, tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy; khắc khoải mong được thừa nhận; thích chiến đấu hơn là nhún nhường; nói lý lẽ rất giỏi nhưng không chịu lắng nghe; cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi; đứng trước sự đối lập mới vội vàng nóng giận, cảm thấy bị đe dọa…

Tham khảo thêm:   Giáo án Mĩ thuật 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 5 năm 2024 - 2025

Câu 3 Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản:

  • Phép liệt kê:

Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, rõ ràng những biểu hiện của “cái Tôi” tù túng để mọi người nhận biết rõ hơn sự phong phú, phức tạp của nó.

  • Phép điệp từ, điệp ngữ: Một “cái Tôi”, mình, …

Tác dụng: Nhấn mạnh hơn sự thể hiện không tích cực của “cái Tôi” khi bị đẩy đến mức thái quá, cực đoan. Qua đó, bộc lộ thái độ không đồng tình, phê phán của tác giả trước “cái Tôi” tù túng; cũng như nhằm định hướng nhận thức, cách sống đúng đắn, tích cực…

Câu 4 Việc đề cao “cái tôi” cá nhân có sự tác động nhiều chiều đến lối sống của thế hệ trẻ hôm nay:

  • Ở chiều hướng tích cực: Việc đề cao “cái Tôi” cá nhân là nhu cầu mang tính nhân bản, nhân văn chính đáng. Nó giúp mỗi người trở nên khác biệt, nổi bật; khẳng định được giá trị và năng lực của bản thân; dám làm những điều mình muốn; tự tin, năng động hơn trong cuộc sống, độc lập hơn trong suy nghĩ…
  • Ở chiều hướng tiêu cực: Không ít bạn trẻ đã bằng mọi cách thể hiện “cái Tôi” thái quá, tuyệt đối hóa, tôn sùng nó đến mức cực đoan. Từ đó, dẫn đến hàng loạt hệ lụy: làm xấu đi hình ảnh bản thân, nảy sinh bệnh ích kỷ, vô cảm, vô trách nhiệm, khiến xã hội lo ngại, mất niềm tin vào thế hệ trẻ …
  • Vì vậy, mỗi cá nhân phải biết đặt “cái Tôi” trong mối quan hệ với “cái ta”, với cộng đồng; “cái Tôi” cần tuân theo chuẩn mực đạo lý, văn hóa; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội…

……

Tải file định dạng PDF hoặc Word để tham khảo chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 4) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *