Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang đến gần. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn thi chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp diễn ra, Wikihoc.com mời các bạn cùng tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Ninh Bình. Đề thi có đáp án kèm theo, nội dung đề thi bám sát chương trình học, thông qua việc luyện tập cùng đề thi sẽ giúp các bạn nắm vững nội dung kiến thức môn Hóa học, rèn luyện kỹ năng giải đề.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH (Đề thi gồm có 04 trang) |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA Mã đề thi 001 |
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Số báo danh: ………………………..
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al =27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Trong phân tử tetrapeptit Ala–Val–Gly–Glu, amino axit đầu N là
A. Ala. B. Gly. C. Glu. D. Val.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sử dụng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để làm mất tính cứng của nước.
B. NaAl(SO4)2.12H2O và (NH4)Al(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm.
C. Ở cùng một chu kỳ, bán kính kim loại kiềm lớn hơn bán kính kim loại kiềm thổ.
D. Hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nước dư.
Câu 3: Cho m gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng phần dung dịch tăng thêm m gam. Kim loại M là
A. Ba. B. Cu. C. Na. D. Ag.
Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. Anilin. B. Glyxin. C. Alanin. D. Etylamin.
Câu 5: Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, metyl aminoaxetat, saccarozơ, Gly-Ala, nilon-6,6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 6: Cho 20,7 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư, đến khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 11,2 lít khí H2 (đktc) và thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m có thể là
A. 49,80. B. 56,20. C. 58,45. D. 59,05.
Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2. B. Zn + 2CrCl3 → 2CrCl2 + ZnCl2.
C. 3Fe + 2O2 Fe3O4. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 12,0. B. 13,1. C. 13,8. D. 16,0.
Câu 9: X là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Tên gọi của X là
A. glucozơ. B. amilozơ. C. amilopectin. D. saccarozơ.
Câu 10: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Sr. B. Be. C. Ba. D. Ca.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1) Các amino axit là chất lỏng ở điều kiện thường.
(2) Amoni axetat và axit aminoaxetic đều là chất lưỡng tính.
(3) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
(4) Trong môi trường kiềm, các peptit đều có phản ứng màu biure.
(5) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-aminoaxit.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 12: Trong công nghiệp, quặng boxit được dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất kim loại
A. Cu. B. Al. C. Sn. D. Mg.
Câu 13: Vàng tây dùng để chế tạo đồ trang sức và đúc tiền. Vàng tây là hợp kim của vàng với các nguyên tố nào sau đây?
A. Cu, Zn. B. Cu, Sn. C. Ag, Cu. D. Ag, Sn.
Câu 14: Cho lượng dư kim loại nào sau đây vào dung dịch FeCl3 thu được Fe?
A. Ba. B. Mg. C. Fe. D. Na.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thủy phân chất béo luôn là phản ứng thuận nghịch.
B. Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo thu được 3 mol glixerol.
C. Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
D. Benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
Câu 16: Quặng nào sau đây có hàm lượng sắt cao nhất?
A. Hemantit nâu. B. Manhetit. C. Pirit. D. Hemantit đỏ.
Câu 17: Nguyên tắc để điều chế kim loại là
A. oxi hóa ion dương kim loại. B. oxi hóa kim loại.
C. khử kim loại. D. khử ion dương kim loại.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam H2O. Giá trị m là
A. 6,20. B. 3,15. C. 5,25. D. 3,60.
Câu 19: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 5,84. B. 3,65. C. 6,15. D. 7,30.
Câu 20: Công thức phân tử của triolein là
A. C54H104O6. B. C54H110O6. C. C57H104O6. D. C57H110O6.
Câu 21: Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?
A. Nilon-6. B. Polietilen. C. Nilon-6,6. D. Amilozơ.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử khối của một amino axit (có 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH) luôn luôn là một số lẻ.
B. Các polime sử dụng làm tơ đều tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.
C. Vinyl axetat, metyl acrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
D. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.
Câu 23: Thủy phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 4,22. B. 4,10. C. 2,90. D. 2,46.
Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. Nhiệt độ sôi của X4 cao hơn của X1.
C. Phân tử X2 có 6 nguyên tử hiđro.
D. Hợp chất Y có 3 đồng phần cấu tạo.
Câu 25: Cho 500 ml dung dịch AgNO3 1M tác dụng với 150 ml dung dịch FeCl2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 64,65. B. 71,75. C. 59,25. D. 68,20.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH đặc.
B. Dung dịch kali cromat có màu da cam.
C. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
D. CrO3 là oxi axit.
Câu 27: Cho 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 0,56. B. 2,24. C. 1,12. D. 4,48.
Câu 28: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch Y. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sục CO2 dư vào dung dịch Y thu được a mol kết tủa.
B. Dung dịch Y không phản ứng với dung dịch CuSO4.
C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch Y thu được 2a/3 mol kết tủa.
D. Dung dịch Y làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Câu 29: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Etyl axetat. B. Phenyl axetat.
C. Vinyl axetat. D. Propyl axetat.
Câu 30: Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, Fe(NO3)2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm hai chất H2N-R-(COOH)x và CnH2n + 1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,6. B. 0,3. C. 0,06. D. 0,05.
Câu 32: X là bột cacbonat của một kim loại thuộc nhóm IIA được các vận động viên thể dục dụng cụ và cử tạ sử dụng để cải thiện khả năng nắm chặt dụng cụ. Vậy X là
A. Magie cacbonat. B. Natri cacbonat.
C. Canxi cacbonat. D. Bari cacbonat.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(1) Nhôm là kim loại nhẹ, cứng và bền có nhiều ứng dụng quan trọng.
(2) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
(3) Công thức của thạch cao sống là CaSO4.H2O.
(4) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa.
(5) Fe bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(6) Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 34: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:
Giá trị nào sau đây của mmax là đúng
A. 84,26. B. 88,32. C. 92,49. D. 98,84.
Câu 35: Cho dãy các chất: CrO3, Cr2O3, Al, Cr(OH)3, CrO, Zn(OH)2, Ca(HCO3)2, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (loãng) là
A. 6. B. 8. C. 7. D. 5.
Câu 36: Cho X, Y là hai axit hữu cơ mạch hở (MX < MY); Z là ancol no; T là este hai chức mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng 19,24 gam và thu được 5,824 lít H2 ở đktc. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 15,68 lít O2 (đktc) thu được khí CO2; Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với
A. 9. B. 14. C. 26. D. 51.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:
Mẫu thử |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X hoặc T |
Tác dụng với quỳ tím |
Quỳ tím chuyển màu xanh |
Y |
Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng |
Có kết tủa Ag |
Z |
Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 |
Không hiện tượng |
Y hoặc Z |
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm |
Dung dịch xanh lam |
T |
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm |
Có màu tím |
Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Metylamin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Val-Ala.
B. Metylamin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Val.
C. Anilin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Gly-Ala.
D. Metylamin, Fructozơ, Saccarozơ, Glu-Val-Ala.
Câu 38: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ mol 4 : 1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong hai phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là
A. 144,4. B. 146,8. C. 148,0. D. 145,0.
Câu 39: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH– của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 37,950. B. 39,385. C. 39,705. D. 39,835.
Câu 40: Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được hỗn hợp rắn X gồm các oxit và muối (không thấy khí thoát ra). Hòa tan X trong 480 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 132,39 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 5,600. B. 6,272. C. 6,720. D. 7,168.
———– HẾT ———-
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
1, A 2, A 3, B 4, D 5, C 6, A 7, A 8, D 9, C 10, C |
11, D 12, B 13, C 14, B 15, C 16, B 17, D 18, B 19, A 20, C |
21, B 22, B 23, D 24, D 25, C 26, B 27, B 28, A 29, A 30, D |
31, C 32, A 33, B 34, C 35, A 36, D 37, A 38, D 39, B 40, C |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.