Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Hải Dương là tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học dành cho các bạn thí sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017. Với cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Hóa học bám sát cấu trúc đề thi THPT quốc gia của Bộ GD & ĐT sẽ giúp các bạn sẽ thí sinh dễ dàng ôn luyện và củng cố kiến thức của môn Hóa nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội CÓ ĐÁP ÁN

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Phú Yên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Thanh Hóa

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

(Đề gồm 04 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:

A. CH3COONa và CH3OH. B. HCOONa và C2H5OH.
C. C2H5COONa và CH3OH. D. CH3COONa và C2H5OH.

Câu 2. Chất nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?

A. isoamyl axetat. B. etyl axetat. C. etyl fomat. D. benzyl axetat.

Câu 3. Chất béo X có công thức (C17H35COO)3C3H5. Tên gọi của X là:

A. Tripanmitin. B. Trilinolein. C. Tristearin. D. Triolein.

Câu 4. Cho 17,6 gam một este đơn chức phản ứng hết với 200ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,4 gam muối khan. Tên gọi của este đó là:

A. metyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. propyl fomat.

Câu 5. Xà phòng hóa hoàn toàn 13,7 gam một loại chất béo trung tính cần vừa đủ 450 ml dung dịch NaOH 0,1M. Khối lượng muối natri thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

A. 14,12 g. B.17,80 g. C.16,64 g. D.16,88 g.

Câu 6. Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn 2,72 gam E cần vừa đủ 4,032 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và 1,44 gam H2O. Mặt khác, cho 6,8 gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 2,4 gam NaOH, thu được dung dịch T chứa 7,74 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong T là:

A. 2,72 gam. B. 0,82 gam. C. 5,76 gam. D. 3,40 gam.

Câu 7. Các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. B. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. Tinh bột, xenlulozơ,fructozơ.

Câu 8. Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

Tham khảo thêm:   Tuyển chọn 259 bài toán tọa độ trong không gian Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 12

A. 10,8 gam. B. 16,2 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.

Câu 9. Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A. CH3NHCH3. B. H2N(CH2)6NH2. B. C6H5NH2. D. CH3CH(CH3)NH2

Câu 10. Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là:

A. 0,5 mol. B. 0,55 mol. C. 0,35 mol. D. 0,65 mol.

Câu 11. Trong phân tử tetrapeptit: Ala – Gly – Val – Glu thì amino axit đầu N là:

A. Alanin. B. Anilin. C. Glucozơ. D. Axit glutamic.

Câu 12. Hợp chất A có CTPT là C2H7O3N tác dụng với dung dịch NaOH và HCl đều giải phóng khí. Khi cho m gam A tác dụng với dung dịch HCl dư rồi hấp thụ hoàn toàn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Giá trị m là:

A. 9,1. B. 9,3. C. 9,5. D. 9,4.

Câu 13. Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?

A. HOOC-CH2CH(NH2)COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 14. Dung dịch không có phản ứng màu biure là:

A. anbumin (lòng trắng trứng). B. Gly – Vla.
C. Gly – Ala – Val. D. Ala -Ala -Ala -Val.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tơ vicso và tơ xelulolozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
B. Tơ nilon – 6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
C. Poli etilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

Câu 16. Cho các mệnh đề sau:

(1) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(2) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(3) Trimetyl amin là một amin bậc ba.
(4) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala- Ala và Ala- Ala- Ala.
(5) Tơ nilon – 6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.
(6) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.

A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.

Câu 17. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thí nghiệm

Hiện tượng

X

Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Y

Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư) để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4

Tạo dung dịch màu xanh lam

Z

Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

Tạo kết tủa Ag

T

Tác dụng với dung dịch I2 loãng

Có màu xanh tím

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.

Câu 18. Cho m gam hỗn hợp M gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và có tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 3 : 5. Thủy phân hoàn toàn M, thu được 60 gam Gly; 80,1 gam Ala; 117 gam Val. Biết số liên kết peptit trong X, Y, Z khác nhau và có tổng là 6. Giá trị của m là:

A. 176,5 gam. B. 257,1 gam. C. 226,5 gam. D. 255,4 gam.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

Câu 19. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là:

A. Manhetit. B. Xiđerit. C. Pirit. D. Hematit.

Câu 20. Cho sơ đồ chuyển hóa:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2. B. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
C. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2. D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.

Câu 21. Khử hoàn toàn Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là:

A. 5,6. B. 8,4. C. 16,8. D. 2,8.

Câu 22. Cho m gam bột sắt vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc) và 2,5 gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,8. B. 8,4. C. 8,0. D. 10,9.

Câu 23. Dẫn khí CO dư đi qua 23,2 g hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeCO3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được Fe và hỗn hợp khí gồm CO2 và CO. Cho hỗn hợp khí này vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa. Đem hoà tan hoàn toàn lượng Fe thu được trong 400ml dd HNO3 loãng, nóng dư thấy thoát ra 5,6 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m là:

A. 59,1. B. 68,95. C. 88,65. D. 78,8.

Câu 24. Oxit axit X có tính oxi hóa mạnh, một số chất như: S, P, NH3, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với X. Công thức hóa học của X là:

A. CrO3. B. Fe2O3. C. FeO. D. Cr2O3.

Câu 25. Kim loại nào sau đây tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội?

A. Cr. B. Fe. C. Cu. D. Al.

Câu 26. Phản ứng nào sau đây là sai?

A. 2Fe + 3Cl2Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học 2FeCl3. B. 4CO + Fe3O4 Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học 3Fe + 4CO2.
C. Cr + 2HCl Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học CrCl2 + H2. D. 2Fe + 3H2SO4Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Fe2(SO4)3 + 3H2

Câu 27. Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?

A. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
B. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
C. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(OH)3
D. Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

Câu 28. Phèn chua là hóa chất được dùng nhiều trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất làm cầm màu trong nhuộm vải và làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là:

A. K2SO4. Al2(SO4)3.12H2O. B. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3.12H2O.
C. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O. D. KAl(SO4)2.24H2O.

Câu 29. Hợp chất nào của canxi dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).

Câu 30. Phương pháp thích hợp để điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là:

A. Điện phân MgCl2 nóng chảy. B. Nhiệt phân MgCl2.
C. Dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. D. Điện phân dung dịch MgCl2.

Câu 31. Dẫn 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5 M. Phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 30. B. 20. C. 40. D. 25.

Câu 32. Cho từ từ dung dịch NaOH 0,5M vào 100 ml dung dịch FeCl3 aM và AlCl3 bM, thấy xuất hiện kết tủa, khi kết tủa cực đại thì sau đó kết tủa bị hòa tan một phần. Đồ thi biểu diễn mối quan hệ giữa số mol kết tủa và số mol NaOH cho vào như hình vẽ:

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy báo gọi cán bộ, công chức trở lại làm việc Giấy mời cán bộ công chức quay lại công tác

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Giá trị của a và b lần lượt là:

A. 0,10 và 0,05. B. 0,10 và 0,30 C. 0,20 và 0,02. D. 0,30 và 0,10

Câu 33. Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó Oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với:

A. 23,7. B. 27,3. C. 10,4. D. 54,6.

Câu 34. Cho 4,6 gam Na tác dụng hết với nước thấy có V lít khí H2 (đktc) bay ra. Giá trị V là:

A. 5,6. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24.

Câu 35. Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,45M sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,78 gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 0,945 gam. B. 0,48 gam. C. 0,81 gam. D. 0,960 gam.

Câu 36. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Fe vào dung dịch HCl.
(b) Cho Cu vào dung dịch Al(NO3)3
(c) Cho Na vào H2O.
(d) Cho Ag vào vào dung dịch H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 37. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
(2) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và H2SO4 loãng.
(3) Cho lá Zn vào dung dịch HCl.
(4) Để miếng gang ngoài không khí ẩm.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 38. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với H2 là x. Giá trị của x là:

A. 20,1 B. 19,5 C. 19,6 D. 18,2

Câu 39. Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 0,896 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là:

A. 5,97. B. 11,94 C. 9,6. D. 6,4.

Câu 40. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít khí CO (đktc), sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư) thu được dung dịch T và và 10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịchT thu được chứa 5,184m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với:

A. 57,645. B. 17,30. C. 25,62. D. 38,43.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *