Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 2018 trường THPT Minh Khai – Lần 1 (Có đáp án) Đề minh họa 2018 môn Hóa học (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm hỗ trợ các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu để ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018, chúng tôi xin gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 2018 trường THPT Minh Khai – Lần 1 có đáp án kèm theo.

Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích nhiều trong việc luyện tập và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học để các bạn tự tin bước vào kì thi THPT quốc gia 2018 đạt kết quả cao nhất. Mời các bạn cùng tải về tại đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 2018 trường THPT Minh Khai

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT N.T.MINH KHAI

Đề thi có 4 trang

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I

NĂM HỌC 2017-2018

Môn thi: Hóa học. Thời gian làm bài: 50 phút

(40 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:…………………………………………………. Số báo danh: …………Mã đề 132

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K= 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag=108; Ba = 137.

Tham khảo thêm:   Đọc sách báo về bảo vệ Tổ quốc Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 Bài 14

Câu 1: Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:

Chất X Y Z T
Dung dịch Ca(OH)2 Kết tủa trắng Khí mùi khai Không có hiện tượng Kết tủa trắng, có khí mùi khai

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. X là dungdịchNaNO3. B. Y là dung dịch KHCO3

C. T là dung dịch(NH4)2CO3 D. Z là dung dịchNH4NO3.

Câu 2: Cho các chất sau: fructozơ, saccarozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala, tinh bột, tripanmitin. Số chất có phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là

A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 3: Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với

A. NaCl. B. Mg(OH)2 C. Cu(OH)2. D. KCl.

Câu 4: Cho các kim loại và các dung dịch: Fe, Cu, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, HCl. Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là

A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glyxin, valin, lysin trong phân tử đều có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl.

B. Ở điều kiện thường, amino axit là chất rắn kết tinh.

C. Trùng ngưng axit -aminocaproic thu được policaproamit.

D. Amino axit có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

Câu 6: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 250 ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm hai chất. Tên gọi của X là

Tham khảo thêm:   Đoạn văn chia sẻ cảm nhận về nét độc đáo của một bài thơ được viết theo phong cách cổ điển hoặc lãng mạn Những bài văn mẫu lớp 12

A. trilinolein. B. tristearin . C. triolein. D. tripanmitin.

Câu 7: Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. CH5N . B. C2H7N. C. C3H9N. D. C4H11N.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ion Fe3+có tính oxi hóa mạnh hơn ion Ag+.

B. Kim loại có tính chất chung như : Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim là do sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.

D. Nguyên tắc để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại.

Câu 9: Cho 10,8 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hết với 200ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,3 gam chất rắn khan. Tên của X là

A. axit axetic. B. axit fomic. C. axit acrylic. D. axit propionic.

Câu 10: Chất nào sau không có phản ứng tráng gương?

A. Etanal. B. Axit axetic. C . Fructozơ. D. Axit fomic.

Câu 11: Để hòa tan vừa hết 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 700 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là

A. 93,0. B. 91,6. C. 67,8 . D. 80,4.

Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.

Tham khảo thêm:   Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh

(2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.

(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3

(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.

(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.

(6) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học 2018 trường THPT Minh Khai – Lần 1 (Có đáp án) Đề minh họa 2018 môn Hóa học (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *