Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc – Lần 1 (Có đáp án) Đề thi thử môn Sinh học năm 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc – Lần 1 (Có đáp án) kèm theo là tài liệu mà Wikihoc.com muốn gửi tới các bạn lớp 12 cùng tham khảo.

Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng thử sức với đề thi và tham khảo thêm các đề thi thử môn Sinh học dưới đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh – Lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn tiếng Anh trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc – Lần 1

SỞ GD & ĐTVĨNH PHÚC

Trường THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI KSCL CÁC MÔN THI THPT QG NĂM 2018

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài 50 phút; không tính thời gian phát đề

I. Nhận biết

Câu 1: Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp là

A. bộ máy Gôngi. B. ribôxôm. C. lục lạp. D. ti thể.

Câu 2: Khi nói về quá trình hình thành hạt, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.

B. Hạt của cây một lá mầm không có nội nhũ.

C. Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt.

D. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.

Câu 3: Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo giống lúa có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt.

(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.

(3) Tạo giống bông có gen kháng sâu hại.

Tham khảo thêm:   Cách cài đặt và chơi FIFA 2020 Mobile trên PC/Mobile

(4) Tạo cừu có khả năng sản sinh prôtêin người trong sữa.

Có bao nhiêu thành tựu tạo giống nhờ công nghệ gen?

A. 2 . B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 4: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là

A. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.

B. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.

C. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.

D. miệng → ruột non → dạ dày → thực quản → ruột già → hậu môn.

Câu 5: Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?

A. Mang trước xináp → Chùy xináp → Khe xináp → Màng sau xináp.

B. Chùy xináp → Màng trước xináp → Khe xináp → Màng sau xináp.

C. Màng sau xináp → Khe xináp → Chùy xináp → Màng trước xináp.

D. Khe xináp → Màng trước xináp → Chùy xináp → Màng sau xináp.

Câu 6: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế

A. thụ động và thẩm thấu. B. thụ động và chủ động.

C. chủ động . D. thẩm thấu.

Câu 7: Một trong những đặc điểm của tập tính bẩm sinh là

A. được hình thành trong quá trình sống của cá thể.

B. không đặc trưng cho loài.

C. được di truyền từ bố mẹ.

D. không bền vững và có thể thay đổi.

Câu 8: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng : 1 hạt xanh?

A. AA x Aa. B. AA x aa. C. Aa x aa. D. Aa x Aa.

Câu 9: Ở thực vật, hình thức sinh sản bằng bào tử có ở ngành

A. Rêu, quyết. B. Quyết, Hạt kin. C. Rêu, hạt trần . D. Quyết, hạt trần.

Câu 10: Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra chủ yếu qua

A. tế bào mô giậu . B. không bào. C. lớp cutin. D. Khí khổng.

Câu 11: Ở ếch, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua

Tham khảo thêm:   Bài phát biểu khai giảng năm học mới của Hiệu trưởng (6 mẫu) Bài phát biểu khai giảng năm học 2023 - 2024

A. da và phổi. B. hệ thống ống khí. C. phổi. D. da.

Câu 12: Nhân tố ngoại cảnh có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật là

A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. thức ăn.

Câu 13: Đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là

A. không phân chia đều cho các tế bào con.

B. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.

C. luôn tồn tại thành từng cặp alen.

D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 14: Hai loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là

A. ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza. B. enzim tháo xoắn và restrictaza.

C. ADN pôlimeraza và ligaza. D. restrictaza và ligaza.

Câu 15: Tập tính nào sau đây là tập tính bẩm sinh?

A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

B. Học sinh giải được bài tập toán.

C. Người đi đường thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại.

D. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường được cho ăn.

Câu 16: Khi nói về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân của tế bào.

B. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

C. Quá trình phiên mã diễn ra tại chất nền của ti thể.

D. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza.

Câu 17: Cho một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, ở thế hệ F3 loại kiểu gen AA là

A. 27,5%. B. 67,5%. C. 49%. D. 17,5%.

Câu 18: Cần phải cấm xác định giới tính của thai nhi ở người là vì

A. sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.

B. định kiến “trọng nam khinh nữ”.

C. sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

D. tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Viết về tiết học Tự nhiên và xã hội (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

Câu 19: Theo định luật Hacđi – Vanbec, quần thể nào sau đây không đạt trạng thái cân bằng di truyền?

A. 100% Aa. B. 100% AA.

C. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa. D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.

Câu 20: Ở động vật, cơ thể có cảm giác khát nước khi

A. áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao. B. nồng độ Na+ trong máu giảm.

C. nồng độ glucozơ trong máu giảm. D. áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

Câu 21: Quang hợp góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính vì

A. tích lũy năng lượng. B. tạo ra lượng chất hữu cơ lớn.

C. làm giảm CO2 trong khí quyển. D. giải phóng O2.

Câu 22: Người khổng lồ là hậu quả do tuyến yên tiết ra

A. quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trưởng thành.

B. quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em.

C. quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trưởng thành.

D. quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em.

Câu 23: Vận động cụp lá ở cây trinh nữ khi có va chạm cơ học thuộc kiểu

A. hướng động dương. B. hướng động âm.

C. ứng động sinh trưởng. D. ứng động không sinh trưởng.

Câu 24: Khi nói về các biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng hoocmôn thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sử dụng đất đèn ( sản sinh ra etylen) để thúc quả cà chua chóng chín.

B. Phun dung dịch axit abxixic để tạo quả không hạt ở nho.

C. Sử dụng chất 2, 4D ( auxin nhân tạo) với nồng độ cao để làm thuốc diệt cỏ.

D. Phun gibêrelin để phá trạng thái ngủ cho củ khoai tây.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc – Lần 1 (Có đáp án) Đề thi thử môn Sinh học năm 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *