Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Có đáp án) Đề thi thử môn Sinh học năm 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Có đáp án) kèm theo là tài liệu mà Wikihoc.com muốn gửi tới các bạn lớp 12 cùng tham khảo.

Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn học sinh lớp 12 cùng thử sức với đề thi và tham khảo thêm các đề thi thử môn Sinh học dưới đây nhé!

SỞ GD & ĐT Hà Nội

Trường THPTChuyên Nguyễn Huệ

ĐỀ THI KSCL CÁC MÔN THI THPT QG NĂM 2018

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài 50 phút; không tính thời gian phát đề

I. Nhận biết

Câu 1. Tùy chọn nào sau đây liệt kê một cách chính xác nhất các chuỗi sự kiện trong dịch mã?

A. Nhận biết codon → chuyển vị trí → hình thành liên kết peptit → chấm dứt

B. Hình thành liên kết peptit → nhận biết codon → chuyển vị trí → chấm dứt

C. Nhận biết codon → hình thành liên kết peptit → chuyển vị trí → chấm dứt

D. Nhận biết codon → hình thành liên kết peptit → chấm dứt → chuyển vị trí

Câu 2. Nối nội dung cột 1 phù hợp với nội dung cột 2

Cột 1

Cột 2
1 Thể đột biến a Có thể làm thay đổi một axit amin trong chuỗi polipeptit.
2 Đột biến điểm gồm các dạng đột biến mất, thêm, thay thế b Một cặp nu.
3 Hậu quả của đột biến gen c Là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa.
4 Đột biến thay thế một cặp nu d Là những đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
5 Đột biến mất một cặp nu e Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính
6 Đột biến gen làm xuất hiện alen mới trong quần thể và f Làm thay đổi toàn bộ bộ ba sau đột biến.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương (Sơ đồ tư duy) 2 Dàn ý & 16 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Đáp án chính xác là

A. 1-c; 2-b; 3-e; 4-a; 5-f; 6-d B. 1-d; 2-e; 3-b; 4-a; 5-f; 6-c

C. 1-d; 2-b; 3-e; 4-a; 5-f; 6-c D. 1-d; 2-b; 3-e; 4-f; 5-a; 6-c

Câu 3. Khẳng định nào sau đây về ARN nhân chuẩn là sự thật?

A. Intron được thêm vào ARN.

B. Exon được ghép lại với nhau.

C. Sau phiên mã mARN tham gia ngay vào dịch mã.

D. Các phân tử ARN biến đổi được vận chuyển vào nhân.

Câu 4. Điều nào sau đây xảy ra khi ARN polymerase gắn vào ADN promoter?

A. Bắt đầu tiến hành tái bản ADN. B. Chấm dứt tổng hợp phân tử ARN.

C. Bắt đầu của một phân tử ARN mới. D. Bắt đầu của một chuỗi polypeptit mới.

Câu 5. Các enzyme xúc tác nào sau đây liên kết nucleotit của ARN trong tế bào chất để tạo thành ARN?

A. ARN polymerase B. ARN ligase C. Helicase D. ADN polimeraza

Câu 6. Nếu nội dung G + X của ARN trong tế bào E. coli là 30%, thì hàm lượng G + X của ADN sinh ra ARN đó là

A. 15%. B. 30% . C. 50%. D . 60%.

Câu 7. Có bao nhiêu sơ đồ dưới đây phản ánh đúng sự vận động của thông tin di truyền

(1) ADN → ARN (2) ARN → protein (3) protein → ARN (4) protein → ADN

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 8. Sự khác biệt dễ nhận thấy của dạng đột biến chuối nhà 3n từ chuối rừng 2n là

A. Chuối rừng có hạt, chuối nhà không hạt B. Chuối nhà có hạt, chuối rừng không hạt

C. Chuối nhà sinh sản hữu tính D. Chuối nhà không có hoa.

Câu 9. Nhận xét tính chính xác của các nội dung dưới đây

(1) Kĩ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp , tế bào nhận phổ biến là vi khuẩn E.coli vì E.coli có tốc độ sản sinh nhanh

(2) Trong chọn giống tiến hành tự thụ phấn bắt buộc để giảm tỉ lệ đồng hợp.

(3) Không sử dụng cơ thể lai F1 để làm giống vì ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra cuối kì 1 HĐTNHN 7 (Có đáp án)

(4) Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

A. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng. B. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai.

C. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai. D. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) sai.

II. Thông hiểu

Câu 10. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3′ – 5′.

(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3′ – 5′.

(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là

A. (1) → (4) → (3) → (2) B. (1) → (2) → (3) → (4)

C. (2) → (1) → (3) → (4) D. (2) → (3) → (1) → (4)

Câu 11. Cho các phát biểu sau về điều hòa hoạt động của gen:

(1) Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở cấp độ phiên mã.

(2) Gen điều hòa qui định tổng hợp protein ức chế. Protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.

(3) Trật tự nucleotit đặc thù mà tại đó enzim ADN- polimeraza có thể nhận biết và khởi đầu phiên mã là vùng khởi động.

(4) Mô hình Operon không chứa gen điều hòa.

Số phát biểu đúng là:

A.1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 12. Một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa phóng xạ N15. Được nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là

Tham khảo thêm:   Công văn 7389/2012/TCHQ-TXNK Thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí do Tổng cục Hải quan ban hành

A. 2. B. 3 C. 1. D. 4.

Câu 13. Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là

A. (2) và (3) . B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (4).

Câu 14. Yếu tố nào sau đây là không cần thiết để cho dịch mã xảy ra?

A. Mẫu ADN B. Ribosome

C. tARN D. Các enzym khác nhau và các protein

Câu 15. Giả sử bạn được cung cấp một môi trường phù hợp với sự phân chia của vi khuẩn E. coli, phóng xạ Thymine đã được thêm vào. Điều gì sẽ xảy ra nếu một tế bào nguyên phân một lần trong sự hiện diện của phóng xạ này?

A. Một trong các tế bào con sẽ có ADN phóng xạ.

B. Không tế bào con chứa phóng xạ.

C. Thymine phóng xạ sẽ cặp với Guanine không phóng xạ.

D. ADN phóng xạ có trong cả hai tế bào con .

Câu 16. Khi một phân tử ADN được sao chép để tạo ra hai phân tử ADN mới chứa

A. không có ADN mẹ. B. 25% của ADN mẹ.

C. 50% của ADN mẹ . D. 75% của ADN mẹ.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Có đáp án) Đề thi thử môn Sinh học năm 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *