Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Điên Biên – Lần 1 Đề thi thử môn Sinh năm 2018 có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin gửi đến các bạn thí sinh đang ôn thi THPT quốc gia Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Điên Biên có đáp án kèm theo.

Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 môn Sinh nhằm định hướng ôn luyện và giúp các bạn thí sinh củng cố kiến thức môn Sinh chuẩn bị cho bài thi THPT quốc gia sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT với 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 50 phút. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT môn Sinh năm 2018

Sở GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – ĐIÊN BIÊN

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018
Bài thi: KHOA HỌC TỰNHIÊN

Môn thi thành phần: SINHHỌC
(Đề thi có05 trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phátđề

I. Nhận biết

Câu 1: Cơ chế di truyền học của hiện tượng lặp đoạn là

A. do sự đứt gãy trong quá trình phân li của các NST đơn về các tế bào con.

B. do tác đột biến gây đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên.

C. NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn.

D. do trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không chị em của cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân.

Tham khảo thêm:   Đáp án đại học môn Sử khối C Kỳ thi đại học năm 2012

Câu 2: Có thể có bao nhiêu phương pháp tạo giống mang gen của hai loài khác nhau?

(1) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa (2) lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật

(3) Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (4) tạo giống nhờ công nghệ gen.

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 3: Khi nói về quần thế ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

B. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.

C. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

D. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể ở những điều kiện nhất định.

Câu 4: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu có các phát biểu sau đây, có bao nhiêu số phát biểu đúng

(1) Bệnh phêninkêto niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra do đột biến gen.

(2) Bệnh phêninkêto niệu do enzim không chuyển hóa axitamin pheninalanin thành tirozin.

(3) Người bệnh phải ăn kiêng hoàn toàn pheninalanin.

(4) Pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, bệnh thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 5: Tác động của một gen lên nhiều tính trạng sẽ:

A. Tạo ra những tổ hợp mới của những tính trạng đã có.

B. Làm xuất hiện nhiều tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.

C. Các tính trạng phân li tạo thành nhóm.

D. Gây hiện tượng biến dị tương quan.

Câu 6: Để đem lại hiểu quả kinh tế cao, nên dùng cônxisin hoặc chất gây đa bội thể với đối tượng

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích một yếu tố phá cách trong bài Bảo kính cảnh giới (4 Mẫu) Những bài văn hay lớp 10

A. Lúa. B. Ngô. C. Củ cải. D. Đậu/đỗ.

Câu 7: Có bao nhiêu ứng dụng sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?

(1) Tạo chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy dầu mỏ

(2) Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người

(3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu

(4) Tạo giống bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu

(5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ

(6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 8: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.

B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.

C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.

D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hòa bị bất hoạt.

Câu 9: Nếu một bệnh di truyền không thể chữa được thì cần phải làm gì?

A. Ngăn chặn hậu quả cho con cháu bằng cách cấm kết hôn gần, hạn chế sinh đẻ

B. Ngăn chặn hậu quả cho con cháu bằng cách không sinh đẻ.

C. Không cần đặt vấn đề này ra vì bệnh nhân sẽ chết.

D. Không có phương pháp nào cả.

Câu 10: Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n trong tế bào ở đinh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên

A. cành đa bội lệch . B. thể bốn nhiễm.

C. thể tứ bội. D. cành tứ bội trên cây lưỡng bội.

Câu 11: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

Tham khảo thêm:   Toán 3 Bài 58: Luyện tập chung Giải Toán lớp 3 trang 52, 53, 54, 55 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

1. Ung thư máu; 2. Bạch tạng; 3. Hội chứng Claiphentơ;

4. Dính ngón tay số 2 và 3; 5. Hội chứng Đao; 6. Mù màu Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể?

A. 3, 4, 5. B. 1, 3, 5. C. 3, 5, 6. D. 1, 3, 4.

Câu 12: Vì sao đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến?

A. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

B. Nó làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

C. Làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục vật chất giữa các thế hệ được.

D. Cơ chế sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

Câu 13: Loài thực vật nào không sinh sản sinh dưỡng?

A. Mía. B. Lúa. C. Rau ngót. D. Sắn.

Câu 14: Phát biểu nào đúng về cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai dùng bao cao su?

A. Không có trứng chín và rụng. B. Ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

C. Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ. D. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

………………………..

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN SINH HỌC

1 D 11 B 21 C 31 D
2 B 12 A 22 D 32 A
3 B 13 B 23 B 33 D
4 B 14 D 24 C 34 A
5 D 15 A 25 C 35 B
6 C 16 B 26 D 36 B
7 B 17 C 27 C 37 D
8 A 18 C 28 D 38 C
9 A 19 A 29 A 39 A
10 D 20 C 30 C 40 A

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Điên Biên – Lần 1 Đề thi thử môn Sinh năm 2018 có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *