Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa học của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần 1 (Có đáp án) Đề minh họa 2018 môn Hóa học (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Wikihoc.com tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa học của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có đáp án chi tiết kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán trường THPT Hương Khê – Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học trường THPT Chuyên Quốc Học Huế – Lần 1

Đề thi thử THPT môn Hóa học năm 2018

SỞ GD & ĐT
TỈNH VĨNH PHÚC

(Đề thi có 40 câu / 4 trang)

ĐỀ THI THỬ LẦN 1 THPT QUỐC GIA NĂM 2018

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 môn Giáo dục công dân lớp 12 Bảng B (Có đáp án) Sở GD&ĐT Nghệ An

H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52;

Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.

Câu 1: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Câu 2: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là:

A. CH3COOCH2-CH3 B. CH3COOCH3

C. CH3COOCH=CH2D. CH2=CH-COOCH3

Câu 3: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:

A. Fructozơ B. Amilopectin C. Xenlulozơ D. Saccarozơ

Câu 4: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:

A. (-CH2-CH=CH-CH2)n B. (-NH-[CH2]6-CO-)n

C, (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)nD. (-NH-[CH2]5-CO-)n

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 7: Language Focus 1 Soạn Anh 7 trang 85 sách Chân trời sáng tạo

Câu 5: Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon, thu được ?

A. amino axit B. amin C. lipt D. este

Câu 6: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:

A. NH3B. H2N-CH2-COOH C. CH3COOH D. CH3NH2

Câu 7: Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:

Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là:

A. 360 B. 108 C. 300 D. 270

Câu 8: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:

A. 22,6 B. 18,6 C. 20,8 D. 16,8

Câu 9: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?

A. CH3COOC2H5B. HCOONH4 C. C2H5NH2D. H2NCH2COOH

Câu 10: Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là:

A. 8,20 B. 10,40 C. 8,56 D. 3,28

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Gía trị của m là:

A. 8,5 B. 18,0 C. 15,0 D. 16,0

Câu 12: Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là:

A. CH3[CH2]16(COOH)3B. CH3[CH2]16COOH

C. CH3[CH2]16(COONa)3 D. CH3[CH2]16COONa

Câu 13: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:

Tham khảo thêm:   Thông tư 01/2017/TT-BNV Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối Đội trưởng Phó Đội nghiệp vụ thanh tra

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 14: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?

A. Amilozơ B. Nilon-6,6 C. Cao su isopren D. Cao su buna

Câu 15: Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua…rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là:

A. C12H22O11B. C6H12O6C. C6H10O5D. CH3COOH

Câu 16: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. Amilopectin B. Xenlulozơ C. Cao su isopren D. PVC

Câu 17: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là:

A. anilin B. metylamin C. đimetylamin D. benzylamin

Câu 18: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag.Gía trị của m là :

A. 16,2 B. 21,6 C. 5,4 D. 10,8

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa học của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần 1 (Có đáp án) Đề minh họa 2018 môn Hóa học (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *