Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3 có đáp án chi tiết kèm theo là tài liệu tham khảo và ôn tập hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018. Hi vọng, đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn ôn tập, làm quen với cách ra đề thi và rèn luyện khả năng giải đề nhanh, chính xác nhất. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Đề minh họa THPT Quốc gia môn Địa lý
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC Trường THPT PHẠM CÔNG BÌNH |
KỲ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1: Tác dụng của đánh bắt xa bờ về mặt kinh tế là
A. bảo vệ được vùng biển. B. giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản.
C. bảo vệ được vùng thềm lục địa. D. bảo vệ được vùng trời.
Câu 2: Trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành năm 2007, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) từ cao xuống thấp lần lượt là:
A. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung . B. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam.
C. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam. D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế của các nhóm nước, năm 2010
(Đơn vị:)
Ngành/Nhóm nước | Nông – lâm – ngư nghiệp | Công nghiệp– xây dựng | Dịch vụ |
Các nước thu nhập thấp | 25 | 25 | 50 |
Các nước thu nhập trung bình | 10 | 35 | 55 |
Các nước thu nhập cao | 1 | 24 | 75 |
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của nhóm nước thu nhập thấp so với các nhóm khác?
A. Tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành công nghiệp cao hơn.
B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp thấp hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ cao hơn.
C. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao hơn, tỉ trọng ngành dịch vụ thấp hơn.
D. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thấp hơn, tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao hơn.
Câu 4: Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
B. biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên biển.
C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
Câu 5: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
B. Thường xuyên xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố.
C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
D. Vị trí địa lí mang tính chiến lược.
Câu 6: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ, không phải vì
A. tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
B. tạo thế mở cửa của nền kinh tế.
C. làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ.
D. làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, giai đoạn 1995 – 2005
Năm | 1995 | 2000 | 2003 | 2005 |
Số dân thành thị (triệu người) | 14,9 | 18,8 | 20,9 | 22,3 |
Tỉ lệ dân thành thị (%) | 20,8 | 24,2 | 25,8 | 26,9 |
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 – 2005, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột ghép. B. Kết hợp. C. Miền. D. Đường.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết ý nào sau đây thể hiện thứ tự các vườn quốc gia theo chiều Bắc – Nam?
A. Hoàng Liên, Vũ Quang, Bù Gia Mập, Kon Ka Kinh.
B. Tràm Chim, Chư Mom Ray, Bến En, Ba Bể.
C. Cát Tiên, Xuân Thủy, Bạch Mã, Núi Chúa.
D. Cát Bà, Pù Mát, Yok Đôn, Cát Tiên.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất khi nói về giá trị sản xuất hàng tiêu dùng nước ta từ năm 2000 đến năm 2007?
A. Giá trị sản xuất da giày giảm; dệt – may, giấy – in – văn phòng phẩm tăng.
B. Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy – in – văn phòng tăng giảm không ổn định.
C. Giá trị sản xuất dệt may giảm; da giày, giấy in, văn phòng phẩm tăng.
D. Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy – in – văn phòng phẩm tăng liên tục.
Câu 10: Đặc điểm nổi bật của địa hình đất nước Hoa Kì là
A. độ cao không chênh lệch nhau giữa các khu vực. B. độ cao giảm dần từ Tây sang Đông.
C. cao ở phía Tây và phía Đông, thấp ở vùng trung tâm. D. độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Câu 11: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?
A. Sử dụng cho mục đích du lịch. B. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.
C. Phát triển nuôi trồng thủy sản. D. Tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển.
Câu 12: Cho bảng số liệu:
Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, giai đoạn 2000 – 2014
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2014 |
Than (triệu tấn) | 11,6 | 34,1 | 44,8 | 41,1 |
Dầu thô (triệu tấn) | 16,3 | 18,5 | 15,0 | 17,4 |
Điện (tỉ kwh) | 26,7 | 52,1 | 91,7 | 141,3 |
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2014?
A. Sản lượng điện tăng liên tục; sản lượng than, dầu thô tăng nhưng có biến động.
B. Sản lượng điện, dầu thô tăng liên tục; sản lượng than giảm.
C. Sản lượng điện, than tăng nhanh; sản lượng dầu thô giảm.
D. Sản lượng than, dầu thô, điện tăng liên tục.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý trường THPT Phạm Công Bình, Vĩnh Phúc – Lần 3 Đề minh họa THPT Quốc gia môn Địa lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.