Đề thi thử môn Sinh học theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2018 có đáp án chi tiết được Wikihoc.com sưu tầm và tổng hợp nhằm gửi đến các bạn thí sinh đang ôn thi THPT quốc gia 2018.
Đề thi bám sát cấu trúc và giới hạn ôn thi THPT quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố thêm kiến thức và cách làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh. Chúc các bạn ôn tập tốt!
Đề thi thử môn Sinh học theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2018
Câu 1: Đai caspari có vai trò nào sau đây?
A. Cố định nitơ.
B. Vận chuyển nước và muối khoáng.
C. Tạo áp suất rễ.
D. Kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ
Câu 2: Khi nói về tính hướng động của rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.
B. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.
C. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.
D. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.
Câu 3: Khi nói về điện thế nghỉ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện thế nghỉ là điện thế giữa các điểm ở hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích.
B. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm, phía ngoài màng tích điện dương.
C. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm.
D. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm.
Câu 4: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?
A. Mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh lóng.
D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 5: Loại đơn phân tham gia cấu tạo nên prôtêin là
A. axit amin.
B. nuclêôtit.
C. glucôzơ.
D. axit béo.
Câu 6: Tập tính bắt chuột ở mèo là thuộc dạng
A. Bẩm sinh.
B. Học được.
C. Rút ra kinh nghiệm.
D. Hỗn hợp.
Câu 7: Trong các thông tin về diễn thế sinh thái sau đây, có bao nhiêu thông tin chỉ có ở diễn thế thứ sinh mà không có ở diễn thế nguyên sinh?
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Có thể dẫn tới quần xã bị suy thoái.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 8: Quá trình dịch mã gồm giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit. Sự kiện nào sau đây xảy ra đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của quá trình dịch mã?
A. Ribôxôm trượt theo từng bộ ba trên mARN, các tARN lần lượt mang các axit amin tương ứng vào ribôxôm, hình thành các liên kết peptit.
B. tARN mang axit amin mở đầu vào ribôxôm, bộ ba đối mã của nó khớp bổ sung với bộ ba mở đầu.
C. Hai tiểu phần của ribôxôm tách ra, giải phóng chuỗi polipeptit.
D. Các axit amin tự do được gắn với tARN tương ứng nhờ xúc tác của enzim.
Câu 9: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → chuột → rắn → đại bàng. Nhận xét nào sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?
A. Đại bàng thuộc sinh vật ăn thịt bậc 3.
B. Đại bàng là mắc xích có sinh khối thấp nhất do quá trình hô hấp làm thất thoát năng lượng rất lớn.
C. Hiệu suất sinh thái giữa chuột và cỏ luôn nhỏ hơn hiệu suất sinh thái giữa rắn và chuột.
D. Năng lượng tích lũy trong các mô sống tăng dần khi đi qua các mắt xích của chuỗi thức ăn trên.
Câu 10: Giao phấn giữa hai cây (P) thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây đúng?
A. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng đời con có thể thu được tỉ lệ 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.
B. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng có thể thu được đời con có tỉ lệ 2 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng.
C. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ: 4 cây hoa vàng và 1 cây hoa trắng.
D. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng thu được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thu phấn thu được F2 có 2 loại kiểu hình là hoa đỏ và hoa vàng.
Câu 11: Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ.
Nếu mỗi tên loài nói trên chỉ có 1 loài thì lưới thức ăn nói trên có bao nhiêu chuỗi thức ăn?
A. 10.
B. 12.
C. 13.
D. 11.
Câu 12: Ở một loài thực vật. bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 20. Một hợp tử đột biến của loài này tiến hành nguyên phân liên tiếp 4 lần đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 330 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, hợp tử đột biến này có thể được hình thành do sự kết hợp giữa.
(1) giao tử n+1 với giao tử n+1.
(2) giao tử n+1 với giao tử n.
(3) giao tử n+1 với giao tử n.
(4) giao tử n-1 với giao tử n-1.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 13: Trong các thông tin về quá trình hình thành loài mới sau đây, có bao nhiêu thông tin đúng với quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí (khác khu vực địa lí)?
(1) Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(3) Xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
(4) Một số cá thể của quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi tập tính giao phối thì các cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc.
(5) Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được các nhân tố tiến hóa làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 14: Sự phát tán, di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác có bao nhiêu ý nghĩa sau đây?
(1) Góp phần điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Phân bố lại cá thể trong các quần thể cho phù hợp với nguồn sống.
(3) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(4) Tăng mật độ cá thể của quần thể.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 15: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 gen (A, a và B, b) quy định. Kiểu gen có cả hai alen trội A và B quy định quả tròn, kiểu gen chỉ có một alen trội A hoặc B quy định quả dài, kiểu gen đồng hợp lặn quy định quả dẹt. Cho (P) cây quả tròn lai với cây quả dài thu được đời F1 có 4 kiểu tổ hợp khác nhau. Theo lí thuyết, trong những nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Ở F1 có thể tạo ra tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Ở (P) có 6 phép lai phù hợp với kết quả trên.
(3) Có 2 phép lai (P) thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây quả tròn: 1 cây quả dài.
(4) Ở F1 cây quả dẹt chiếm tỉ lệ 25%.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Mời các bạn tải về để xem chi tiết tài liệu
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử môn Sinh học theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2018 (Có đáp án chi tiết) Đề thi minh họa THPT quốc gia 2018 môn Sinh học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.