Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2013 – Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội Đề thi thử Đại học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi: 147

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 17,1 gam nước. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hoá m gam X với 15,6 gam axit axetic, thu được a gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hoá của hai ancol đều bằng 60%. Giá trị của a là
A. 25,79. B. 15,48. C. 24,80. D. 14,88.

Câu 2: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là:
A. Na2CO3 và HCl. B. NaCl và Ca(OH)2. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. Na2CO3 và Na3PO4.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol khí CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. X là:
A. HCOOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOCH3 D. CH3COOC2H5

Câu 4: Este X (có KLPT MX = 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 29,75 B. 27,75 C. 26,25 D. 24,25

Câu 5: Cho các phương trình phản ứng: Fe + A → FeCl2 + … Chất A nào sau đây đã chọn không đúng?
A. HCl. B. Cl2. C. CuCl2. D. FeCl3.

Câu 6: Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nitơ và hiđro bằng phương pháp tổng hợp:

Phản ứng theo chiều thuận là phản ứng toả nhiệt. Về lý thuyết, cân bằng trên sẽ dịch chuyển về phía tạo thành amoniac nếu:
A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
B. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
C. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 9: Cánh diều (Sách học sinh) SGK lớp 9 năm học 2024 - 2025

Câu 7: Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, thu được chất dễ cháy, nổ mạnh không có khói nên được dùng làm thuốc súng không khói. Sản phẩm đó là
A. trinitroxenlulozơ. B. trinitratxenlulozơ. C. đinitroxenlulozơ. D. mononitroxenlulozơ.

Câu 8: Do có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây thối rữa nên dung dịch của hợp chất X được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế… X là
A. ancol metylic. B. ancol etylic. C. anđehit fomic. D. anđehit axetic.

Câu 9: Trong các chất HF, HCl, HBr và HI thì
A. HF là axit mạnh nhất.
B. HF được bảo quản và vận chuyển trong các lọ thuỷ tinh.
C. HCl tan vô hạn trong nước.
D. HI là axit mạnh nhất.

Câu 10: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 44,65. B. 50,65. C. 22,35. D. 33,50.

Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 11,20. C. 5,60. D. 6,72.

Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là
A. 0,55. B. 0,60. C. 0,40. D. 0,45.

Câu 13: Chia m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 thành 2 phần đều nhau: Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan. Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HCl 1M thì cần vừa đủ 140ml dung dịch HCl. Khối lượng hỗn hợp ban đầu m có giá trị bằng
A. 2,26 gam. B. 2,66 gam. C. 5,32 gam. D. 7,00 gam.

Tham khảo thêm:   Thông tư 38/2017/TT-BLĐTBXH Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nhà giáo trình độ sơ cấp

Câu 14: Hoà tan hết 7,2 gam hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau phân nhóm IIA bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bởi dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Hai kim loại ban đầu là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.

Câu 15: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy % theo khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 75,76%. B. 24,24 %. C. 66,67 %. D. 33,33 %.

Câu 16: Cho các chất sau: C6H5 – NH2 (A); Cl – C6H4 – NH2 (B); O2N – C6H4 – NH2 (C); CH3 – C6H4 – NH2 (D). Chất có tính bazơ mạnh nhất là
A) A. B)B C)C D) D

Câu 17: Công thức hoá học của clorua vôi là
A. CaCl2. B. CaOCl2. C. CaO2Cl. D. Ca(ClO)2.

Câu 18: Có hai hiđrocacbon A, B đều là chất khí ở điều kiện thường, không phải là đồng phân của nhau. Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất đều tạo ra số mol nước gấp 3 lần số mol mỗi chất đã cháy. A và B thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau:

Trong đó X, Y có cùng số lượng nguyên tử C trong phân tử . Vậy Y là
A. vinylaxetilen. B. etanol. C. n – butan D. vinyl clorua.

Câu 19: Hãy cho biết nhận định nào đúng trong số các nhận định dưới đây?
A. Nguyên tố clo có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố oxi.
B. Oxi phản ứng trực tiếp được với clo khi đốt nóng.
C. Clo có độ âm điện tương đương độ âm điện của oxi.
D. Ở điều kiện thường oxi kém hoạt động hoá học hơn clo.

Câu 20: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC4H8COOH. B. H2NC3H6COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NCH2COOH.

Tham khảo thêm:   Cách cài đặt và chơi Vua Hải Tặc H5 trên máy tính

Câu 21: Oxi hoá 4,48 lít C2H4 (ở đktc) bằng O2 (xúc tác PdCl2, CuCl2), thu được chất X đơn chức. Toàn bộ lượng chất X trên cho tác dụng với HCN (dư) thì được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (xianohiđrin). Hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4
A. 70%. B. 50%. C. 60%. D. 80%.

Câu 22: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 48,3. B. 57,0. C. 45,6. D. 36,7.

Câu 23: Hiđrocacbon X có khối lượng mol bằng 100 gam. Cho X tác dụng với clo tạo ra hỗn hợp 3 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. Có bao nhiêu chất X thoả mãn điều kiện trên?
A. 2 chất. B. 3 chất. C. 4 chất. D. 5 chất.

Câu 24: Hoà tan 7,02 gam hỗn hợp gồm mantozơ và glucozơ vào nước rồi cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 6,48 gam Ag. Phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp ban đầu là
A. 76,92%. B. 51,28%. C. 25,64%. D. 55,56%.

Câu 25: Cho AgNO3 vào từng dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI thì muối halogen tạo được kết tủa là
A. NaCl. B. NaCl và NaBr. C. NaCl, NaBr và NaI. D. tất cả 4 muối đã cho.

Câu 26: Dung dịch NaHCO3 trong nước
A. cho môi trường kiềm (pH > 7).
B. cho môi trường axit (pH < 7).
C. không làm đổi màu quỳ tím.
D. không bị thuỷ phân bởi nước.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2013 – Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội Đề thi thử Đại học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *