Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình – Tây Hồ năm học 2011 – 2012 môn Lịch sử lớp 10 Đề thi Olympic ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ

(Đề thi chính thức)

ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Lịch sử – Lớp 10

(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)

PHẦN ĐỀ THI:

Câu 1: (5 điểm)

Khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt từ thế kỉ X – XV. Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuôc kháng chiến này

Câu 2: (4 điểm)

Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X-XV ?

Câu 3: (5 điểm)

Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỷ XVI – XVIII. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII

Câu 4: (4 điểm)

Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ ? Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về giữa các thời kì này.

Câu 5: (2 điểm)

Ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long

* * *
PHẦN ĐÁP ÁN

Câu 1: (5 điểm): Khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt từ thế kỉ X – XV. Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuôc kháng chiến này.

a) Khái quát các cuộc kháng chiến

– Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981) của Lê Đại Hành (Tiền Lê)

– Các cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075 – 1077) của Lý Thường Kiệt (Thời Lý)

– Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1287 – 1288) – của Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo (Thời Trần)

– Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) – Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo…

b) Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự

* Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981)

– Lê Đại Hành vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hòa.

– Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc Tống phải xuống chiếu lui quân.

Tham khảo thêm:   Nghị định 70/2021/NĐ-CP Quy định mới về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo

– Sự mưu lược của Lê Đại Hành trong quá trình chỉ huy kháng chiến, lúc thì khiêu chiến, vờ thua để nhử giặc, lúc thì trá hàng và bất ngờ đánh úp.

* Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075 – 1077)

– Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc (mời tể tướng Lý Đạo Thành về triều để cùng lo việc nước)

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương “Tiên phát chế nhân”

+ Chủ động rút lui, xây dựng phóng tuyến sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh “Dùng biện sĩ hài hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống (Lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hòa, mở đường cho giặc rút về nước).

– Sự đồng lòng đánh giặc của quân nhân nhà Lý dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt, tài giỏi của Thái úy Lý Thường Kiệt (Phòng ngự chiến lược tích cực phản công chiến lược).

* Ba lần kháng chiến của vua tôi nhà Trần (thế kỷ XIII)

– Nhà Trần đã tổ chức hai cuộc hội nghị quan trọng: hội nghị quân sự ở Bình Than (10/1282), hội nghị các bô lão trong cả nước ở Diên Hồng…

– Giai đoạn rút lui “vườn không nhà trống”…

– Nghệ thuật quân sự của quân dân thời trần là phối hợp chặt chẽ giữa quân đội nhà vua và dân binh………

– Quãng sông Bạch Đằng…có đủ điều kiện cần thiết…

– Chiến thắng Bạch Đằng là kết quả của sự phối hợp có hiệu quả giữa thủy quân và bộ binh…

* Khởi nghĩa Lam Sơn

– Nguyễn Trãi đặt vấn đề “Đánh vào lòng người” …

– Xuất phát từ tư tưởng “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”

– Sau 5 năm chiến tranh, Lê Lợi tạm hòa hoãn với quân địch để chuẩn bị tiếp tục chiến đấu.

– Sự phản công và tiến công trong cuộc chiến tranh này xuất hiện từ nhỏ đến lớn, ở hướng quân địch yếu trước rồi mới đến hướng quân địch tương đối mạnh cuối cùng đến hướng quân địch mạnh là hợp với quy luật chiến đấu.

Câu 2: (4 điểm): Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được hoàn thiện như thế nào trong các thế kỉ X-XV?

* Bắt đầu từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê đã xây dựng được nhà nước quân chủ sơ khai.

+ Năm 938, mở đầu thời đại phong kiến độc lập (chiến thắng Bạch Đằng)

+ Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương, thành lập chính quyền mới đóng đô ở Đông Anh (Hà Nội)

+ Thời Đinh, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (Kinh đô chuyền về Hoa Lư – Ninh Bình)

Tham khảo thêm:   Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện tiền lương, tiền hỗ trợ đối với vận động viên

+ Tổ chức bộ máy nhà nước: đứng đầu là vua, dưới vua là 3 ban: ban văn, ban võ, tăng ban, về hành chính chia nước ta thành 10 đạo, đứng đầu 10 đạo là chức đạo tướng quân.

+ Đất nước dần dần ổn định, năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới.

* Ở thời Lý, Trần, Hồ

+ Giúp vua trị nước có Tể tướng và một số Đại thần. Bên dưới là các cơ quan là sảnh, Viện ,Đài .

+ Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời lý) hay An phủ sứ ( thời Trần) cai quản. Dưới lộ , trấn là các phủ, huyện, châu đêò có quan lại của triều đình coi

* Thời Lê sơ:

+ Năm 1428, sau khi đất nước giải phóng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế…….

+ Từ những năm 60 thế kỷ XV – vua Lê Thánh Tông có cải các hành chính lớn

+ Ở Trung ương chức tể tướng và các chức Đại Hành kiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ( Lại, Hộ, Lễ,Binh, Hình, Công…..

+ Ở địa phương: Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên……..

+ Cải cách toàn diện dẫn đến nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao hoàn thiện…………

Câu 3: (5 điểm): Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỷ XVI – XVIII. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII

+ Sự phát triển thủ công nghiệp

– Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như: dệt, gốm…

– Một số ngành nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

– Khai thác mở – một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

– Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

– Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất, vừa bán hàng

+ Sự phát triển thương nghiệp

* Nội thương: chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp mọi nơi và ngày càng đông đúc

– Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

– Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền xuất hiện

– Buôn bán giữa các vùng miền phát triển

* Ngoại thương

– Thuyền buôn các nước (kể cả các nước Châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

– Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII

– Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.

– Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Dàn ý + 3 mẫu) Sóng của Xuân Quỳnh

– Do cuộc phát kiến địa lí tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.

– Do vị trí địa lí của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.

Câu 4: (4 điểm) Sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê? Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục về các thời kì này.

+ Chữ hán trở thành chữ viết chính thức .Năm 1070,vua Lý Thánh Tông cho lập “ Văn Miếu” ….

+ Năm 1075, nhà Lý tổ chức “ thi Minh kinh bác học và nho học tam trường”

+ Thời Trần các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “Tam khôi” …

+ Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh ….

+ Đào tạo nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền ,Nguyễn trãi. Nho giáo độc tôn …

+ Thời lê, Nho giáo được tôn vinh.Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học. Các khoa thi được tổ chức đều đặn :cứ ba năm có một kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài . Tất cả mọi người dân có học có lí lịch rõ ràng đều được đi thi.

+ Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “ vinh quy,bái tổ”. Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước.Số người đi học tăng lên gấp nhiều lần so với thời Lý- Trần …

Điểm giống nhau cơ bản về giáo dục (nội dung và tác dụng )

+ Nội dung giáo dục: chủ yếu là “Tứ thư” và “Ngũ kinh”mà người Việt học thuộc lòng kèm theo những lời giải thích ….

+ Tác dụng : Đào tạo quan lại và trí thức tài giỏi …

Câu 5: (2 điểm) Ý nghĩa của việc Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long

– Năm 1010, Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô về Thăng Long. Chiếu dời đô có đoạn : “Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn tính kế muôn đời cho con cháu,… Địa thế rộng mà bằng phẳng, “đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ vì ngập lụt…Thật là chốn hội thụ bốn phương đất nước…”

– Việc dời đô về Thăng Long, một vùng đất trù phú, đông dân, nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hóa đã chứng tỏ dân tộc và đất nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Sau hơn một thế kỷ tự khẳng định mình, sang thời thời Lý đất nước Đại Việ bắt đầu vươn dậu với khí thế Thăng Long – Rồng bay lên.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình – Tây Hồ năm học 2011 – 2012 môn Lịch sử lớp 10 Đề thi Olympic của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *