Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2010 – 2011 môn Hóa lớp 9 Bảng A (Có đáp án) Sở GD&ĐT Nghệ An ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NGHỆ AN


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN THI: HÓA HỌC – BẢNG A

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)


Câu I
(4,0 điểm).

1/ Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho 7 chất đó lần lượt tác dụng với dung dịch HCl có 7 chất khí khác nhau thoát ra. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.

2/ Cho các sơ đồ phản ứng hoá học sau đây:

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An môn Hóa lớp 9 Bảng A

Chọn các chất X1, X2, X3, X5, X6, X7, X8 thích hợp và hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng trên.

3/ Em hãy đề xuất thêm 4 phản ứng khác nhau để trực tiếp điều chế X2

Câu II (3,0 điểm).

Cho 26,91 (g) kim loại M vào 700 ml dung dịch AlCl3 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc) và 17,94 (g) kết tủa. Xác định kim loại M và giá trị của V.

Tham khảo thêm:   Viết: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả con vật - Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 2 Bài 8

Câu III (6,0 điểm):

Chia 80 (g) hỗn hợp X gồm sắt và một oxit của sắt thành hai phần bằng nhau:

Hoà tan hết phần I vào 400 (g) dung dịch HCl 16,425% được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (đktc). Thêm 60,6 (g) nước vào A được dung dịch B, nồng độ % của HCl dư trong B là 2,92%.

1/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và xác định công thức của oxit sắt.

2/ Cho phần II tác dụng vừa hết với H2SO4 đặc nóng rồi pha loãng dung dịch sau phản ứng bằng nước, ta thu được dung dịch E chỉ chứa Fe2(SO4)3. Cho 10,8 (g) bột Mg vào 300 ml dung dịch E khuấy kĩ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,6 (g) chất rắn C và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m (g) chất rắn F (trong điều kiện thí nghiệm BaSO4 không bị phân huỷ). Tính CM của dung dịch E và giá trị m.

Câu IV (4,0 điểm).

1/ Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo thu gọn) thực hiện các biến hóa theo sơ đồ sau:

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An môn Hóa lớp 9 Bảng A

2/ Cho vào bình kín hỗn hợp cùng số mol C5H12 và Cl2 tạo điều kiện để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm hữu cơ mà trong mỗi phân tử chỉ chứa một nguyên tử Clo. Viết các công thức cấu tạo có thể có của các sản phẩm hữu cơ đó.

Tham khảo thêm:   Quyết định 31/2017/QĐ-TTg Cổ phần hóa 20 ngành lĩnh vực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập

Câu V (3,0 điểm).

Đốt cháy hoàn toàn 1 (g) hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C2H6. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thu được 1 (g) kết tủa. Mặt khác 3,36 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch Br2 0,5 M. Tính thể tích mỗi khí có trong 1 (g) hỗn hợp X.

Cho: H = 1; Li = 7; C = 12, O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ba= 137.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2010 – 2011 môn Hóa lớp 9 Bảng A (Có đáp án) Sở GD&ĐT Nghệ An của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *