SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
|
MÔN THI: HÓA HỌC – Vòng 1
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–
Câu I (2.0 điểm):
1. Viết các phương trình hóa học (dạng ion thu gọn) của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:
a. Cho Ba vào dung dịch NaHCO3
b. Cho Na[Al(OH)4] vào dung dịch NH4NO3.
c. Cho Ba(HSO3)2 vào dung dịch KHSO4
d. Cho từ từ khí CO2 đi qua dung dịch clorua vôi cho đến dư.
2. Một bình kín chứa khí NH3 ở 0oC và p atm với nồng độ 1M. Nung bình kín đó đến 546oC và NH3 bị phân hủy theo phản ứng: Khi phản ứng trên đạt đến cân bằng, áp suất khí trong bình là 3,3p atm. Thể tích bình không đổi. Tính hằng số cân bằng Kc của cân bằng (1) ở 546oC.
Câu II (1.5 điểm):
Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 31,2 g. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
2. Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch A.
Câu III (2.25 điểm):
1. Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,5M. Cho Ka của CH3COOH = 1,8.10-5
2. Tính khối lượng NaOH cần cho vào 500 ml dung dịch CH3COOH 0,5M để thu được dung dịch có pH = 3. (Giả sử khi cho NaOH vào thì thể tích dung dịch không thay đổi).
3. Điện phân 0,8 lít dung dịch A chứa HCl và CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng 2,5 A. Sau thời gian t giây thu được 3,136 lít (đktc) một chất khí duy nhất ở anốt. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ với 550ml dung dịch NaOH 0,8M và thu được 1,96g kết tủa. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A và thời gian t.
Câu IV (2.0 điểm):
1. Nung 8,08 gam một muối X thu được các sản phẩm khí và 1,6 gam một hợp chất rắn Y không tan trong nước. Ở một điều kiện thích hợp, cho tất cả sản phẩm khí vào một bình có chứa sẵn 200 gam dung dịch NaOH 1,2% thì phản ứng vừa đủ và thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,47 %. Xác định công thức phân tử của muối X, biết rằng khi nung kim loại trong X không thay đổi số oxi hóa.
2. Một nguyên tố có 3 trị số năng lượng ion hoá đầu tiên (tính ra kJ/mol) là: 11800; 500; 7300.
a. Hãy chỉ ra năng lượng ion hoá thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nguyên tố.
b. Nguyên tố đã cho là nguyên tố nào trong 3 nguyên tố sau đây: Zn, Li, Cl. Vì sao?
Câu V (2.25 điểm):
1. Hoàn chỉnh các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. X1 + X2 + X3 -> CuSO4 + Na2SO4 + NO + K2SO4 + H2O
b. S + NaOH (đặc nóng) ->
c. HClO3 + FeSO4 + H2SO4 ->
d. Cl2 + dung dịch FeSO4 ->
e. H2SO4 loãng + dung dịch Na2S2O3 ->
f. Cl2 + Br2 + H2O ->
2. Thêm dần dung dịch NaOH 0,01 M vào dung dịch A chứa H+ 0,1M; Fe3+ 10-2M; Mg2+ 0,1M và NO3- cho đến dư.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Kết tủa nào tạo ra trước.
c. Tính khoảng pH trong dung dịch A sao cho kết tủa hết Fe3+ mà chưa tạo kết tủa Mg(OH)2. Biết Fe3+ được coi kết tủa hết khi nồng độ mol/l của Fe3+ trong dung dịch < 10-6 M.
Cho: Tích số tan Mg(OH)2: 10-11 ; Fe(OH)3 : 10-38.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 – 2013 môn Hóa học – Vòng 1 (Có đáp án) Sở GD&ĐT Quảng Bình của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.