Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Hóa bảng A (Năm học 2011 – 2012) – Ngày thứ nhất Sở GD&ĐT Bạc Liêu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẠC LIÊU
(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC: 2011 – 2012

MÔN THI: HÓA HỌC (BẢNG A)
Ngày thi: 05/11/2011
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
——————————————————————————–


Bài 1: (4 điểm)

Câu 1. Hợp chất A tạo bởi 2 ion: X2+ và YZ32-. Tổng số electron của YZ32- bằng 32 hạt. Y và Z đều có số proton bằng nơtron. Hiệu số nơtron của nguyên tố X so với nguyên tố Y bằng 3 lần số proton của Z. Khối lượng phân tửcủa A bằng 116 (đvC). Xác định X, Y, Z và công thức phân tử của A.

Câu 2. Electron cuối cùng phân bố vào các nguyên tử của các nguyên tố A, B lần lượt có các số lượng tử sau:

a) Viết cấu hình electron của A, B .

b) Xác định vịtrí A, B trong bảng tuần hoàn.

Bài 2: (4 điểm)

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 8: Kĩ năng từ chối Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức trang 25, 26, 27

a) Hãy chỉ rõ các loại liên kết trong phân tử: NaNO3, P2O5, SO3.

b) Giải thích độ bền phân tử và tính khử của các hợp chất hiđrohalogenua.

c) Cho bán kính nguyên tử của các nguyên tố chu kì 3 như sau:

Hãy nhận xét và giải thích.

Bài 3: (4 điểm)

Câu 1. Cho phản ứng oxi hoá khử sau:

a) Hãy tính E0 của phản ứng sau:

b) Tính E0 và hằng số cân bằng của phản ứng (1)

Câu 2. Cho

a) Tìm

b) Cho KMnO4 lần lượt tác dụng với FeSO4/H2SO4; Na2SO3/NaOH; dung dịch MnSO4. Hãy viết phương trình ion của các phản ứng để minh họa khả năng oxi hóa của ion permanganat phụ thuộc vào pH của môi trường.

Bài 4: (4 điểm)

Câu 1. Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng là 0,8m gam.

Tính m. (Giả thiết sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO và trong dung dịch sau phản ứng chỉ chứa duy nhất một muối).
Câu 2. Hòa tan hỗn hợp gồm Zn, FeCO3, Ag bằng dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí (A) gồm 2 khí không màu có tỉ khối so với hiđro là 19,2 và dung dịch (B). Cho dung dịch (B) tác dụng với dung dịch NaOH (dư), lọc hết kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 5,64 gam chất rắn. Biết rằng mỗi chất trong hỗn hợp chỉ khử HNO3 đến một sản phẩm khử nhất định.

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II Hình học lớp 7 (14 đề) Đề kiểm tra 45 phút chương 2 Hình học lớp 7

a) Lập luận để tìm khí đã cho.

b) Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu biết trong hỗn hợp số mol Zn bằng số mol FeCO3.

Bài 5: (4 điểm)

Câu 1. Trộn 1ml dung dịch MgCl2 0,01M với 1ml dung dịch hỗn hợp gồm NH3 1M và NH4Cl 1M. Kết tủa có xuất hiện không?

Cho biết

Câu 2. Có 1 lít dung dịch axit axetic 0,2M (dung dịch A), Ka = 1,8.10-5. Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:

– Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,2M vào phần 1 được dung dịch X.

– Cho 0,26 mol natri axetat vào phần 2 được dung dịch Y, sau đó thêm 300 ml dung dịch NaOH 0,2M vào dung dịch Y được dung dịch Z.

Tính pH của các dung dịch A, X, Y, Z.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Hóa bảng A (Năm học 2011 – 2012) – Ngày thứ nhất Sở GD&ĐT Bạc Liêu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *