Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học sinh giỏi khu vực Bắc Bộ năm học 2011 – 2012 môn Sinh lớp 11 Đề thi học sinh giỏi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ

(Đề thi chính thức)

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG
NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 11

Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, hãy giải thích hiện tượng sau: khi cùng bị mất nước đột ngột (ví dụ vào buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khô và mạnh …) cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non?

b. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì độc đáo? Đặc điểm này dẫn tới sự khác nhau về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế nào?

Tham khảo thêm:   Lịch chiếu phim Bạn Trai Tôi Là Hồ Ly 1938

Câu 2 (1,0 điểm)

Trong quá trình sống của thực vật, hãy giải thích các hiện tượng:

– Khi thiếu N, Mg và Fe thì lá cây bị vàng.

– Sau một thời gian dài mưa nhiều, người ta thấy các lá già ở cây lạc biến thành màu vàng.

Câu 3 (2,0 điểm)

a. Nêu sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của lục lạp tế bào mô giậu với lục lạp tế bào bao bó mạch của thực vật C4?

b. Hiệu quả quang hợp của thực vật C4 lớn gấp 2 lần thực vật C3 nhưng hiệu quả năng lượng thực vật C3 lại lớn hơn thực vật C4. Hãy chứng minh nhận định trên.

Câu 4 (2,0 điểm)

a. So sánh sự khác nhau giữa hô hấp tế bào và hô hấp sáng.

b. Ở thực vật, phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu ôxi?

Câu 5 (2,0 điểm)

a. Sau một bữa ăn giàu tinh bột của cơ thể, thành phần máu trước khi qua gan (tại tĩnh mạch cửa gan) có gì khác với sau khi qua gan (tại tĩnh mạch gan)? Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?

b. Nêu hai ưu điểm của ống tiêu hóa dài hơn trong xử lí thức ăn từ thực vật khó tiêu hóa?

Câu 6 (3,0 điểm)

a. Quá trình trao đổi khí ở côn trùng có ưu điểm gì?

Tham khảo thêm:   Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND Ban hành chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020

b. Sự tăng lên của nồng độ ion H+ hoặc thân nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li của ôxi – hêmôglobin (HbO2)? Liên hệ vấn đề này với sự tăng cường hoạt động thể lực?

c. Nêu các dẫn chứng cho thấy cấu tạo phổi và hoạt động thông khí ở phổi chim khác hẳn các động vật có phổi khác?

Câu 7 (4 điểm)

a. Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có van?

b. Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ khác với của thú ở điểm nào?

c. Lượng hêmôglôbin trong máu của động vật có xương sống ở nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước nơi chúng sống. Đường cong nào của đồ thị dưới đây mô tả đúng sự biến đổi này? Giải thích.

d. Điểm khác nhau cơ bản về hoạt động của hệ tuần hoàn ở ếch khi chúng sống trên cạn và ở dưới nước?

Câu 8 (2,0 điểm)

a. Tại sao ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch, hầu hết tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh?

b. Trong bệnh xơ cứng lan tỏa, các bao myelin dần dần bị cứng lại và thoái hóa. Điều này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự dẫn truyền xung thần kinh?

Câu 9 (1,0 điểm)

Tại sao động vật sống trên cạn không thể thải NH3 theo nước tiểu, trong khi các động vật sống trong nước ngọt có thể thải NH3 theo nước tiểu?

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 Cánh diều (Có đáp án) Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Câu 10 (1,0 điểm)

Em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh quá trình hô hấp ở thực vật có sự tỏa nhiệt?

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học sinh giỏi khu vực Bắc Bộ năm học 2011 – 2012 môn Sinh lớp 11 Đề thi học sinh giỏi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *