Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2010 – 2011 môn Hóa khối 12 Sở GD&ĐT Long An ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HSG GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 12

(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 23/01/2011

Câu 1:

Cho biết cân bằng sau :
4HCl (k) + O2 (k) -> 2H2O(k) + 2Cl2(k)

Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở nhiệt độ 250C dựa vào các dữ kiện dưới đây:

Đề thi học sinh giỏi giải toán MTCT môn Hóa 12

Câu 2:

Một hỗn hợp dung dịch chứa HCN 0,005 M và NaCN 0,5M hãy tính PH của dung dịch biết Ka=10-9,35 ,Kw=10-14

Câu 3:

Trong quá trình điều chế etylpropionat người ta cho a mol ancol etylic tác dụng với b mol axit propionic, khi đạt hiệu suất 75% thì nồng độ của ancol bằng 1/7 nồng độ của axit và phản ứng đạt trạng thái cân bằng tính hằng số cân bằng của phản ứng.

Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54

Câu 4:

Một pin điện hóa tạo ra từ hai điện cực một điện cực gồm một thanh kim loại bằng Cu nhúng vào dung dịch CuSO4 0,06 M (dd A) nối với điện cực thứ hai là một sợi dây Pt nhúng vào 500ml dung dịch (dd B) chứa hai muối FeCl2, FeCl3 có tổng khối lượng muối tan là 4,165 gam. Mặt khác khi cho 500 ml dung dịch B trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 10,045g kết tủa AgCl.

Tính suất điện động của pin khi pin hoạt động .biết Eocu2+/cu=0,34 V ;EoFe3+/Fe2+=0,77V

Câu 5:

Cho phèn nhôm có công thức KAl(SO4)2.12H2O vào nước được dung dịch bão hòa có nồng độ 5,66% ở 20oC. Lấy 800 g dung dịch bão hòa trên làm bay hơi bớt 300g H2O ,phần còn lại làm lạnh tới 20oC .Hỏi có bao nhiêu g KAl(SO4)2.12H2O bị tách ra khỏi dung dịch .

Câu 6:

Cho 0,18775 g hỗn hợp gồm hai kim loại Al,Fe tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch CuSO4 0,00925M sau phản ứng thu được một kim loại duy nhất và kim loại này không phản ứng với dung dịch HCl .Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Câu 7:

Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được rắn A1 và khí O2 (phản ứng không hoàn toàn). Trong A1 có 0,8829 gam KCl chiếm 8,1% khối lượng. Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO2: Vkk = 1:3 trong một bình kín thu được hỗn hợp khí A2. Cho vào bình đựng khí này 0,4608 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí A3 gồm 3 khí trong đó CO2 chiếm 20%. Tính m? (Cho biết rằng không khí chứa 80% là N2 và 20% là O2, và trong hỗn hợp khí A3 có chứa khí O2)

Tham khảo thêm:   Công văn 212/GSQL-GQ3 Thủ tục hải quan đối với xe cứu thương qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia

Câu 8:

Có a gam hỗn hợp X gồm etanol và ba hiđrocacbon ở thể lỏng liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu lấy ¼ hỗn hợp trên cho phản ứng với Na dư thu được 0,28 lit khí hiđro ở đktc. Nếu lấy ¾ hỗn hợp còn lại đốt cháy hoàn toàn, dẫn sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy bình nặng thêm 157,35 gam đồng thời xuất hiện 472,8 gam kết tủa. Tính a?

Câu 9:

Lấy 7,29 gam hỗn hợp A gồm nhôm và nhôm cacbua hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl 2M thì thu được một lượng khí có tỉ khối hơi so với oxi bằng 0,390625. Định phần trăm khối lượng của hỗn hợp A?

Câu 10:

Hòa tan hoàn toàn 24,56 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,92 lit khí SO2 (đktc), 1,28 gam lưu huỳnh, 4,032 lit khí H2S (đktc) và dung dịch X. Tính tổng khối lượng muối tan trong dung dịch X?

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2010 – 2011 môn Hóa khối 12 Sở GD&ĐT Long An của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *