SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
|
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013
|
ĐỀ THI:
Câu 1: (3 điểm)
Ghi lại chính xác và nêu xuất xứ lời đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo? Anh ( chị ) hiểu như thế nào về ý nghĩa lời đề từ đó ?
Câu 2: (7 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà trong đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Câu 1:
1. Chép chính xác và nêu được xuất xứ: (0,5 điểm).
– Thanh Thảo đã lấy câu thơ được coi là di chúc của Lorca để làm lời đề từ cho bài thơ của mình (0,5 điểm).
– Câu thơ thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết của Lorca với quê hương Tây Ban Nha – xứ sở của cây đàn ghi ta (0,5 điểm).
– Cây đàn là biểu tượng cho nghệ thuật. Lời đề từ còn khẳng định tình yêu nghệ thuật sâu sắc của Lorca, Lorca không thể rời xa nghệ thuật ngay cả khi đã từ giã cõi đời (0,5 điểm).
– Câu thơ thể hiện mong muốn của Lorca: các thế hệ nghệ sĩ tiếp theo sẽ vượt qua nghệ thuật của ông để đạt được những thành tựu mới (1,0 điểm).
Câu 2:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, hệ thống ý mạch lạc, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Tuân và đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà học sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật lên vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và thể hiện cảm nhận của cá nhân. Bài viết có thể trình bày những suy nghĩ riêng theo các cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau :
a. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm (1 điểm).
b. Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà (5 điểm).
– Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà khi nhìn từ trên cao: hiền hoà, duyên dáng, mềm mại như mái tóc dài của người thiếu nữ đang buông lơi để làm duyên với đất trời, mang vẻ đẹp yêu kiều và nữ tính.
– Vẻ đẹp biến hoá qua sắc nước sông Đà thay đổi với mỗi mùa trong năm thật huyền ảo và kỳ diệu.
– Vẻ đẹp gợi nhiều cảm xúc ở mỗi lần gặp gỡ, sông Đà như có một linh hồn riêng, là một cố nhân của tác giả.
– Vẻ đẹp thơ mộng của những quãng sông lặng lờ êm xuôi.
– Vẻ đẹp của cảnh sắc tươi vui hai bên bờ.
– Sông Đà mang vẻ đẹp giầu chất thơ, gợi nhiều cảm hứng cho thi ca, đã in dấu trong nhiều tác phẩm nghệ thuật từ quá khứ đến hiện tại.
c. Đánh giá chung (1 điểm)
– Nguyễn Tuân thể hiện một cách nhìn khác về sông Đà, bên cạnh vẻ đẹp hung bạo dữ dội lại là nét đẹp thơ mộng trữ tình khiến sông Đà hiện lên thực sự ấn tượng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.
– Nhận xét về phong cách tuỳ bút độc đáo của Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác; thể hiện một cái tôi độc đáo trong cách cảm nhận thiên nhiên; sử dụng tài tình nhiều biện pháp nghệ thuật; ngôn ngữ sắc sảo, điêu luyện…
Download tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 12 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 02) – THPT Chu Văn An (2012 – 2013) Đề thi học kì của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.