Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học Trần Quang Khải năm học 2016 – 2017 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo TT 22 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Trần Quang Khải năm học 2016 – 2017 có đáp án đi kèm được biên soạn chuẩn theo Thông tư 22. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Trần Quang Khải sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kỳ 2 đạt kết quả tốt nhất. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 – 2017 theo Thông tư 22

Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TH TRẦN QUANG KHẢI

Họ tên:

Lớp:

KTĐK – GIỮA KÌ II – 2016 – 2017

Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 4

Ngày: ……/3/2017

(Thời gian: 55 phút)

I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút

Bài “Bốn anh tài” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 4)

Viết đầu bài và đoạn “Hồi ấy trong vùng … hàng gang tay.”

II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút

Đề bài: Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.

III. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

Tham khảo thêm:   Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 9 (Có đáp án) Trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Trống đồng Đông Sơn

(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 – trang 17)

2. Sầu riêng

(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 – trang 34)

3. Hoa học trò

(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 – trang 43)

4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 – trang 48)

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng

…… /1 đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc)

……/ 1 đ

3. Đọc diễm cảm

…… / 1 đ

4. Cường độ, tốc độ đọc

…… / 1 đ

5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu

…… / 1 đ

Cộng

…… / 5 đ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

1/ – Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.

2/ – Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

– Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.

3/ – Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.

– Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.

4/ – Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.

– Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm

5/ – Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm

– Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.

IV. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 6 Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 154

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Sưu tầm

Em đọc thầm bài “Người chạy cuối cùng” rồi làm các bài tập sau:

(Chọn câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6)

1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

a. lái xe cứu thương.
b. chăm sóc y tế cho vận động viên.
c. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
d. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.

2. “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì?
………………………………………………………………………………………………………

3. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

“Người chạy cuối cùng” trong bài:

a. được ngồi trong xe cứu thương suốt cuộc đua.
b. chầm chậm, kiên trì tiến về tới đích.

4. Trong lớp học, em ngồi cạnh một bạn học sinh khuyết tật. Em sẽ làm gì với bạn khi thấy bạn yêu thích muốn tham gia các hoạt động phong trào?

5. Câu “Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.”

Từ gần nghĩa với từ kiên trì là….. …………………………………

Từ trái nghĩa với từ kiên trì là….. …………………………………

6. Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.”

a. Câu khiến
b. Câu kể Ai làm gì?
c. Câu kể Ai là gì?
d. Câu kể Ai thế nào?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 2: Lesson 1 Soạn Anh 8 i-Learn Smart World trang 14, 15, 16, 17

7. Tìm và ghi lại các từ láy có trong các câu sau:

“Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.”

Các từ láy là: ……………………………………………………………….

8. Câu “Tôi reo hò, cổ động cho chị tiến lên”.

Em hãy viết lại câu trên có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích cho từ chị trong câu trên.

………………………………………………………………………………..

Em hãy đặt một câu khiến để động viên một người bạn găp khó khăn trong hoạt động vui chơi hoặc học tập.

Đáp án và hướng dẫn giải môn Tiếng Việt lớp 4 giữa học kì 2

IV. ĐỌC THẦM (5 điểm)

Mỗi câu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 đúng: 0,5 điểm; câu 5 đúng: 1 điểm

1. b

2. Gợi ý: là chị phụ nữ bị tật hai chân.

Học sinh tự do diễn đạt 0,5 điểm.

3. Thứ tự điền là: S, Đ

4. Gợi ý: Em sẽ động viên, khuyến khích, giúp đỡ bạn tham gia hoạt động phong trào.

Học sinh tự diễn đạt câu trả lời. Chỉ yêu cầu học sinh nêu được 2 việc đúng.

5. Từ cùng nghĩa kiên trì: kiên quyết hoặc quyết tâm…(0,5 điểm)

Từ trái nghĩa kiên trì là: nản chí, thối chí… (0,5 điểm)

6. d

7. Trả lời: Các từ láy là: quả quyết, chầm chậm, phấp phới…

Học sinh tìm đúng 3 từ được 0,5 điểm.

8. Gợi ý: Hoc sinh tự diễn đạt.

Tôi reo hò, cổ động cho chị – người phụ nữ khuyết tật – tiến lên.

HS viết được đúng về nội dung và cấu trúc câu được 0,5 điểm.

Nếu không viết hoa đầu câu và thiếu dấu câu: không tính điểm.

9. Gợi ý: Bạn hãy cố lên!

Hoc sinh tự diễn đạt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học Trần Quang Khải năm học 2016 – 2017 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo TT 22 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *