Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Tam Hưng, Hà Nội năm học 2016 – 2017 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Tam Hưng, Hà Nội năm học 2016 – 2017 có đáp án đi kèm là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh. Thông qua việc luyện tập và làm quen với những câu hỏi của đề thi sẽ giúp các em củng cố lại kiến thức của môn Ngữ văn và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo đề thi dưới đây.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Nam Đà, Đăk Nông năm học 2016 – 2017

Bộ đề thi và đáp án giữa học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm học 2016 – 2017

Đề thi khảo sát chất lượng Học kỳ II phòng GD Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh năm 2012 – 2013 – Môn Toán lớp 6

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 6
Năm học: 2016 – 2017
Thời gian: 90 phút

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng sáng trong như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi…”

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 20 Bài tập cuối tuần lớp 2

(Ngữ văn 6 – tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào?

b. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì?

b. Nhận xét về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy?

c. Tìm câu trần thuật đơn có từ “là” trong đoạn văn trên và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa tìm và cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào trong một số kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”?

Câu 2: (2,0 điểm) Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ. Đọc khổ thơ này em hiểu gì về Bác Hồ kính yêu của chúng ta?

Câu 3: (5,0 điểm) Hãy viết bài văn tả mẹ của em.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Câu 1:

a. Đoạn văn trên trích văn bản “Cô Tô”: 0,25 điểm

Tác giả: Nguyễn Tuân (0,25 điểm)

b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả (0,5 điểm)

c. Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:

  • Dùng tính từ gợi tả màu sắc vừa tinh tế gợi cảm: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. (0,25 điểm)
  • Tính từ “vàng giòn” tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô theo cảm nhận của tác giả. (0,25 điểm)
  • Từ ngữ miêu tả gợi một bức tranh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy. (0,5 điểm)
Tham khảo thêm:   Nghị định 10/2023/NĐ-CP Bổ sung thời điểm tính thu tiền thuê đất khi gia hạn sử dụng đất

d. Xác đinh đúng câu trần thuật đơn có từ là (0,25 điểm), xác định đúng thành phần câu (0,25 điểm)

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ là một ngày trong trẻo và sáng sủa.
CN VN

HS xác định đúng câu miêu tả (0,5 điểm)

Câu 2 (2,0 điểm)

* Chép thuộc lòng đúng khổ thơ (0,5 điểm)

* Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: (1,5 điểm)

  • Đây là khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Cụm từ “Đêm nay” được điệp lại hai lần ở đầu mỗi câu thành điệp cấu trúc câu nhằm khẳng định sự việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình. Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho nước, thương bộ đội, dân công…đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, lẽ thường tình đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc. (0,5 điểm)
  • Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta: cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hi sinh, lòng thương yêu vô hạn đối với đồng bào, với dân tộc. Nó là lẽ thường tình đối với Bác nhưng nó lại là điều kì diệu đối với mỗi chúng ta. Anh đội viên đã cảm nhận được về Bác: Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. (0,5 điểm)
  • Đoạn thơ được xem như một lời bình luận trữ tình. Tác giả chỉ gợi mở về cái lẽ thường tình, tạo nên liên tưởng, làm xúc động tâm hồn người đọc về tình nhân ái, về đạo đức, về nhân cách cao đẹp của Người. (0,5 điểm)
Tham khảo thêm:   Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc Biểu mẫu hành chính

Câu 3: (5,0 điểm)

Yêu cầu:

* Về hình thức (1,0 điểm): Làm đúng bài văn miêu tả (tả người) có bố cục rõ ràng, không sai quá 3 lỗi, văn viết có cảm xúc

* Về nội dung: Bài viết đạt các ý sau:

1. Mở bài: (0,5 điểm)

Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

2. Thân bài (3,0 điểm)

a) Tả hình dáng:

  • Dáng người tầm thước, thon gọn.
  • Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc lóc gọn sau gáy.
  • Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

  • Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng
  • Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
  • Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

3. Kết bài: (0,5 điểm)

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

(Căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của thí sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Tam Hưng, Hà Nội năm học 2016 – 2017 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *