Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 8 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm 3 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 3 Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 3 đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán 8 Cánh diều.

1. Đề thi KHTN lớp 8 giữa kì 2 Cánh diều – Đề 1

1.1 Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN 8

PHÒNG GD&ĐT…………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: KHTN– Lớp 8

Năm học: 2023 – 2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của:

A. nguồn điện.
B. dòng điện.
C. thiết bị điện trong mạch
D. thiết bị an toàn của mạch

Câu 2: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. ampe (A).
B. niutơn (N)
C. héc (Hz)
D. jun (J)

Câu 3: Đơn vị đo hiệu điện thế là:

A. kilôgam (kg).
B. vôn (V)
C. ampe (A).
D. ôm (Ω)

Câu 4: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:

A. tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông
B. nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông
C. tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông
D. khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông

Câu 5: Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học?

A. Thắp sáng các bóng đèn.
B. Làm biến đổi các chất.
C. Làm nóng chảy kim loại.
D. Làm nóng bàn là điện.

Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi 12V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 7V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 11V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. So sánh I1 và I2 là:

A.I1 = I2
B. I1 < I2
C. I1 > I2
D.Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 3V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là:

A.3V
B. 4V
C. 5V
D. 6V

Câu 8: Nội năng của một vật là:

A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.
C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.
D. Hiệu cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.

Câu 9: Bức xạ nhiệt là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 10: Nhóm các vật liệu dẫn nhiệt tốt là:

A. thuỷ tinh, đất, nước
B. len, gỗ, đồng
C. gỗ, thuỷ tinh, nhựa
D. đồng, nhôm, sắt

Câu 11: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là

A. đối lưu.
B. bức xạ nhiệt.
C. truyền nhiệt.
D. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.

Câu 12: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 13: Điền vào chỗ trống. “Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Năng lượng do các tia nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà kính … năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài.”

A. nhỏ hơn
B. lớn hơn
C. bằng
D. lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 10 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 10 năm 2022 - 2023

Câu 14: Cơ thể con người có bao nhiêu hệ cơ quan?

A.5
B. 6
C.7
D. 8

Câu 15: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?

A.Hình cầu
B. Hình trụ
C. Hình đĩa
D. Hình thoi

Câu 16: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

A. Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?
B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi
D. Khi thức ăn chạm vào dạ dày

Câu 17: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu A
D. Nhóm máu B

Câu 18: Thành phần của máu gồm

A. Huyết tương, tiểu cầu
B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
C. Huyết tương, hồng cầu
D. Các tế bào máu và huyết tương

Câu 19: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

A. Uống nước lọc
B. Ăn kem
C. Uống sinh tố bằng ống hút
D. Ăn rau xanh

Câu 20: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
B. Mang vác về một bên liên tục
C. Mang vác quá sức chịu đựng
D. Khi ngồi sao cho thỏa mái nhất

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 21. (1,75 điểm)

a) (0,75 điểm).) Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước. Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?

b) (1,0 điểm). Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm: Nguồn điện (1 pin hoặc 2 pin), công tắc (mở hoặc đóng), bóng đèn, điện trở (biến trở).

Câu 22. (1,5 điểm)

a) (0,5 điểm). Kể tên các cách truyền nhiệt.

b) (1,0 điểm) Trình bày ý tưởng khai thác nguồn năng lượng nhiệt trong tự nhiên để phục vụ trong sinh hoạt gia đình.

Câu 23. (0,75 điểm)

Em hãy mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động?

Câu 24. (1,0 điểm)

Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 8

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

`18

19

20

ĐA

B

A

B

C

B

B

D

A

A

D

C

C

B

D

D

C

B

D

B

A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

21

(1,75đ)

a

– Vật nào dẫn điện: dây đồng, dây xích sắt.

0,25

– Vật nào cách điện: dây cao su, dây vải, dây chỉ, dây cước.

0,5

b

1,0

22

(1,5đ)

a

Các cách truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

0,5

b

– Năng lượng mặt trời: khai thác năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng pin mặt trời để thu lại nhiệt và các tia bức xạ từ mặt trời. Sau đó, điện năng thu được từ tấm pin được cung cấp cho bóng đèn, quạt hay các thiết bị điện khác.

0,25

– Năng lượng gió: sử dụng tua bin và máy phát điện để tạo điện năng.

0,25

– Năng lượng thuỷ triều: xây một hồ nước có máy phát điện được bao bọc bởi phần đê có nhiều cửa. Khi thuỷ triều lên, cửa sẽ được mở ra và nước tràn vào hồ làm quay máy phát điện. Khi thuỷ triều rút, một cánh cửa đóng lại thì các cửa ở vị trí thuỷ triều lên lại mở ra. Quy trình lặp lại nhiều lần, dòng nước liên tục chuyển động và tạo thành điện năng.

0,25

– Năng lượng địa nhiệt: năng lượng địa nhiệt được sử dụng để tạo điện năng.

0,25

23

(0,75đ)

– Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ;

0,25

– Bộ xương khoảng 206 xương được chia làm ba phần: xương đầu, xương thân và xương chi;

0,25

– Hệ cơ người khoảng 600 cơ gồm các mô cơ, mô liên kết (dây chằng, gân).

0,25

24

(1,0đ)

Những biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa:

0,25

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp;

– Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm; vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách;

0,25

– Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh; tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn;

0,25

– Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn; hạn chế sử dụng chất kích thích.

0,25

1.3 Ma trận đề thi KHTN lớp 8 giữa kì 2

Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II, khi kết thúc nội dung chủ đề :Hệ hô hấp ở người

Thời gian làm bài:90 phút.

Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).

– Cấu trúc:

+ Mức độ đề:40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 11 câu; Thông hiểu: (5 câu); Vận dụng (4 câu)

+ Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 4 câu hỏi(Nhận biết: 1 câu-1,25 điểm;Thông hiểu: 1+1/2 câu – 1,75 điểm; Vận dụng:1 câu – 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1 câu – 1,0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Số ý tự luận

Số câu trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 5:

ĐIỆN (12 tiết)

1

(0,75)

3

1

(1,0)

2

2

2

(1,75)

7

3,5

Chủ đề 6:

NHIỆT (9 tiết)

1

(0,5)

3

2

1

1

(1,0)

2

(1,5)

6

3,0

Chủ đề 7: CƠ THỂ NGƯỜI (12 tiết)

5

1

(0,75)

1

1

(1,0)

1

2

(1,75)

7

3,5

Số câu/số ý

2

11

2

5

1

4

1

0

6

20

Điểm số

1,25

2,75

1,75

1,25

1,0

1,0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10,0

Tham khảo thêm:   Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Mẫu S18-DNN theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

………

2. Đề thi KHTN lớp 8 giữa kì 2 Cánh diều – Đề 2

2.1 Đề thi giữa kì 2 KHTN 8

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu trước đáp án đúng nhất

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là sai?

Đơn vị của hiệu điện thế là:

A. Ampe (A).
B. Vôn (V)
C. Milivôn (mV).
D. Kilôvôn (kV).

Câu 2: Kí hiệu này là của thiết bị điện nào?

A. Biến trở.
B. Điện trở.
C. Điôt.
D. Cầu chì.

Câu 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Câu 4: Một mạch điện được mắc theo sơ đồ sau:

Phát biểu nào sau đây sai:

A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

Câu 5: Nhiệt lượng là

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 6: Tìm phát biểu sai.

A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Câu 7: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) thì nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

Câu 8: Bức xạ nhiệt là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 9: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?

A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
D. Các phương án trên đều đúng.

Câu 10: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 11: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng

A. bức xạ nhiệt.
B. đối lưu.
C. dẫn nhiệt.
D. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.

Câu 12: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động

Câu 13: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Câu 14: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng

A. Cơ liên sườn.
B. Cơ ức đòn chũm.
C. Cơ hoành.
D. Cơ nhị đầu.

Câu 15: Phổi là bộ phận thuộc hệ cơ quan nào?

A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ bài tiết.
C. Hệ tuần hoàn.
D. Hệ hô hấp.

Câu 16: Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong

A. một đơn vị thời gian.
B. một tuần.
C. một bữa.
D. một ngày.

Câu 17: Chọn phát biểu sai:

A. Dinh dưỡng là quá trình hấp thụ các chất thông qua hệ tiêu hoá.
B. Chất dinh dưỡng là những chất hoặc hợp chất có trong thức ăn.
C. Dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu cho tế baò để duy trì hoạt động sống của con người.
D. Dinh dưỡng có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của con người.

Câu 18: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?

Tham khảo thêm:   Quyết định số 03/2009/QĐ-TTG Về việc điều chỉnh mức thu phí xăng dầu

A. Ruột thừa.
B. Ruột già.
C. Ruột non.
D. Dạ dày.

Câu 19: Để phòng bệnh về tiêu hoá em cần làm gì?

A. Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
B. Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, uống đỉ nước, bổ sung chất sơ, lợi khuẩn.
C. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 20: Máu là

A. phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.
B. phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.
C. phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu.
D. phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu, tiểu cầu.

Câu 21: Người có nhóm máy O có thể truyền máu cho người có nhóm máu nào?

A. O, A,
B. B. O.
C. A, B.
D. O, A, B, AB.

Câu 22: Kháng thể do bộ phận nào tiết ra?

A. Hồng cầu.
B. Tiều cầu.
C. Bạch cầu.
D. Huyết thanh

Câu 23: Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào?

A. Miễn dịch tự nhiên.
B. Miễn dịch nhân tạo.
C. Miễn dịch tập nhiễm.
D. Miễn dịch bẩm sinh.

Câu 24: Mồ hôi được bài tiết qua cơ quan nào?

A. Hệ mạch máu.
B. Đường dẫn khí
C. Phổi.
D. Da.

Phần 2. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

a) Nêu các thiết bị điện mà em thấy được ở xe đạp điện.

b) Vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản mô tả nguồn điện của xe đạp điện đang cung cấp dòng điện cho còi (có vai trò như chuông điện). Nễu rõ các kí hiệu được quy ước của một số thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện

Câu 2 (1,0 điểm)

a) Trong các thiết bị dùng điện, năng lượng điện được chuyển thành các dạng năng lượng khác để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng điện trong gia đình em. Chỉ ra tác dụng của dòng điện ở mỗi ví dụ đã nêu.

b) Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải làm gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Tình huống giả định: Bạn A bị tai nạn gãy xương cẳng tay (Vết thương hở) cần tiến hành sơ cứu nhưng nhà bạn ở khá xa sở y tế. Em có thể sơ cứu cho bạn như thế nào?

Câu 4 (1,0 điểm)

a) Lọ thủy tinh có nắp xoay bằng sắt khi để lâu ngày, rất khó dùng tay mở nắp. Nếu hơ nóng nắp sắt này rồi mới xoay thì xoay dễ dàng hơn. Giải thích vì sao?

b) Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
ĐA A B B D A C C A
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
ĐA C C B B B C D D
Câu 17 18 19 20 21 22 23 24
ĐA A C D A D C B D

II. TỰ LUẬN 

Câu

Đáp án

Biểu điểm.

Câu 1

(1,0 điểm)

a) Các thiết bị điện mà em thấy được ở xe đạp điện: Công tắc, acquy, còi, đèn..

b) Sơ đồ mạch điện

0,5

0,25

0,25

Câu 2

(1,0 điểm)

a. Trong gia đình em thường sử dụng năng lượng điện qua các thiết bị dùng điện như: Nồi cơm điện, bóng đèn, máy sấy tóc, bếp điện, đèn sưởi,….

Tác dụng của dòng điện ở các dụng cụ

– Tác dụng nhiệt: nồi cơm điện, bếp điện, đèn sưởi.

– Tác dụng phát sáng: bóng đèn

b) Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian.

0,25

0,25

0,5

Câu 3

(1,0 điểm)

* Sơ cứu gãy xương cẳng tay

– Sát trùng vết thương và cầm máu trước khi cố định xương

Bước 1. Đặt nẹp cố định xương gãy

– Đặt tay bị gãy vào sát thân nạn nhân.

– Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông/ gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.

– Dùng dây vải rộng bản/ băng y tế buộc cố định nẹp.

Bước 2: Cố định xương

– Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 4 (1,0 điểm)

a) Khi hơ nóng nắp sắt thì nắp sắt nóng lên nở ra không bám chặt vào miệng lọ thủy tinh nữa giúp ta xoay mở được dễ dàng hơn.

b) Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

0,5

0,5

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 8

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số ý/câu

Tổng số điểm

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

1. Mạch điện (3 tiết)

2

2

1,0

2. Tác dụng của dòng điện (3 tiết)

2

2

1,0

3. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế (3 tiết)

2

2

4

1,0

4. Năng lượng nhiệt (2 tiết)

2

1

3

0,75

5.Truyền năng lượng nhiệt (4 tiết)

4

2

6

1,5

6. Sự nở vì nhiệt (3 tiết)

2

2

1,0

7. Khái quát về cơ thể người (2 tiết)

3

3

0,75

8. Hệ vận động ở người (3 tiết)

2

2

1,0

9. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người (3 tiết)

2

2

4

1,0

10. Máu và hệ tuần hoàn ở người (3 tiết)

3

1

4

1,0

Số câu/ý

16

8

2

24

8

Số điểm

4,0

2,0

1,0

4

2

6,0

4,0

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

10,0

1,0

……………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi KHTN lớp 8 giữa kì 2 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 8 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *