Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 5 Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 (Có đáp án, ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm 5 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác và bảng ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 2 GDCD 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 5 Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 5 đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: bộ đề thi giữa kì 2 môn Toán 8 Cánh diều, bộ đề thi giữa kì 2 môn KHTN 8 Cánh diều.

1. Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều – Đề 1

1. 1 Đề thi giữa kì 2 GDCD 8

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3. 0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Hành vi nào dưới đây không phải là bạo lực gia đình?

A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình.
B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.
C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực đối với người và con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lí.
D. Bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc những người nhữngngười gặp khó khăn trong cuộc sống.

Câu 2: Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?

A. Bạo lực về thể chất
B. Bạo lực về tinh thần.
C. Bạo lực về kinh tế
D. Bạo lực về tình dục.

Câu 3: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực về tinh thần?

A. Mỗi khi làm sai, bạn N lại bị bố đánh.
B. Chị L ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.
C. Mặc dù mới 13 tuổi, bạn S đã bị bố bắt đi làm thuê kiếm tiền.
D. Anh D ép buộc vợ mình sinh thêm con thứ 3.

Câu 4: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực về tình dục?

A. Anh T say rượu thường xuyên đánh vợ con
B. Bố mẹ H thường xuyên cãi nhau.
C. Anh họ cố tình động chạm vào cơ thể N.
D. Vì muốn con học tập tiến bộ, bố mẹ Q bắt đi học thêm kín tuần.

Câu 5:Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức nào?

A. Mức phạt tiền tối đa là 30. 000. 000 đồng, đối với tổ chức là 60. 000. 000 đồng
B. Mức phạt tiền tối đa là 35. 000. 000 đồng, đối với tổ chức là 65. 000. 000 đồng
C. Mức phạt tiền tối đa là 40. 000. 000 đồng, đối với tổ chức là 70. 000. 000 đồng
D. Mức phạt tiền tối đa là 45. 000. 000 đồng, đối với tổ chức là 75. 000. 000 đồng

Câu 6: Đâu không phải là nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình?

A. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
B. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo mong muốn của người bị bạo lực gia đình.
C. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
D. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 7: Việc làm nào không phải là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình?

A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
B. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
C. Không chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
D. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Theo luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 thì một trong những nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình là đảm bảo lợi ích tốt nhất của đối tượng nào dưới đây?

A. Phụ nữ và trẻ em
B. Trẻ em
C. Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không khả năng tự chăm sóc.
D. Phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi.

Câu 9. Vì sao mỗi người cần lập kế hoạch chi tiêu?

A. Giúp cân bằng được tài chính.
B. Tránh những khoản chi không cần thiết
C. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm
D. Tất cả đáp án trên.

Câu 10: Việc chi tiêu tuỳ tiện dẫn đến điều gì?

A. Cuộc sống thiếu ổn định
B. Gia đình ấm no.
C. Tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
D. Biết lập kế hoạch chi tiêu

Câu 11: Khi quyết định mua hàng, chúng ta cần

A. Tìm mua thứ đắt nhất để có hàng chất lượng tốt nhất.
B. Mua theo ý thích, không cần tìm hiểu
C. Khảo giá và chất lượng của những loại đồ muốn mua ở vài chỗ khác nhau.
D. Tìm cửa hàng bán rẻ nhất để mua không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

Câu 12: Chi tiêu hợp lí khi số tiền bị hạn chế là

A. Ưu tiên những khoản chi cho bản thân
B. Ưu tiên những khoản chi thiết yếu
C. Đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu
D. Tìm mua những mặt hàng có giá rẻ nhất.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh TP Hồ Chí Minh đến năm 2020

Phần II- Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm):

Vì sao cần phải phòng chống bạo lực gia đình?

Câu 2:(3,0 điểm)

a. Em hãy trình bày các bước lập kế hoạch chi tiêu?

b. Tiết kiệm được 300. 000 đồng, bạn M muốn tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật mẹ sắp tới. Em hãy giúp bạn M lập kế hoạch chi tiêu để tổ chức buổi sinh nhật thật ý nghĩa.

Câu 3: (3,0 điểm)

Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây:

a. Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.

b. Bố mẹ li hôn. Bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.

1. 2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3. 0 điểm)

Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

A

B

C

A

B

C

B

D

A

C

B

PHẦN II. TỰ LUẬN (7. 0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

– Cần phải phòng chống bạo lực gia đình vì:

+ Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm trí gây tử vong;

+ Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực. . .

0,5

0,5

2

a. Các bước lập kế hoạch chi tiêu:

Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có

Bước 2: Xác định các khoản cần chi

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi

Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Học sinh lập được kế hoạch chi tiêu số tiền đang có để tổ chức sinh nhật cho mẹ được ý nghĩa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Ví dụ: Mua một món quà tặng mẹ (Giá trị khoảng 150. 000 đồng)

Còn 150. 000 đồng mua nguyên liệu để làm một món ăn nào đó như làm bánh, nấu chè. . . hay mua trái cây, bánh, kẹo. . . liên hoan.

1,0

1,0

3

a. Bạn B nên tìm người có trách nhiệm ( công an, trưởng khu, trưởng bản. . . ) để báo cho họ biết và can thiệp, giúp em bé thoát khỏi tình trạng này.

1,5

b. Bạn C nên tìm thời điểm thuận lợi, nói với bố về điều này. Nếu bố không tin, C có thể nhờ sự can thiệp của người lớn có trách nhiệm. C nên tìm cách lưu lại những bằng chứng để có căn cứ cho bố tin vào điều C nói. C cũng có thể nói thẳng với mẹ kế là mình sẽ báo người lớn về hành vi đối xử không tốt của mẹ kế.

Lưu ý: Học sinh có thể có cách xử lí khác nhưng phù hợp giáo viên vẫn cho điểm tối đa.

1,5

1. 3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vâṇ dung

Thấp

Vâṇ dung cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Nội dung 1: Phòng chống bạo lực gia đình

8 câu

1 câu

1 câu

8 câu

2 câu

6,0 điểm

2

Giáo dục kinh tế

Nội dung 2: Lập kế hoạch chi tiêu

4 câu

1/2câu

½ câu

4 câu

1 câu

4,0 điểm

Tổng

12

1+ 1/2

1

1/2

12

3

10

điểm

̉ ̣%

30%

30%

30%

10%

30%

70%

̉ lê ̣chung

60%

40%

100%

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng chống bạo lực gia đình

Nhận biết:

– Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

– Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Thông hiểu:

Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

– Trình bày được cách phòng, chống bạolực gia đình.

Vận dụng:

Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

8TN

1TL

1TL

2

Giáo dục kinh tế

Lập kế hoạch chi tiêu

Nhận biết:

– Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.

Thông hiểu:

-Trình bày được cách lập kế hoạch chi tiêu.

Vận dụng:

– Lập được kế hoạch chi tiêu.

– Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.

Vận dụng cao:

Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân.

4TN

1/2 TL

½ TL

Tổng

12 TN

1+1/2 TL

1 TL

1/2 TL

Tı̉ lê ̣%

30

30

30

10

Tỉ lê chung̣

60%

40% 

2. Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều – Đề 2

2. 1 Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 8

PHÒNG GD&ĐT. . . . . . . . . . . .

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: GDCD– Lớp 8

Năm học: 2023 – 2024

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Mục tiêu dưới 3 tháng được gọi là gì?

A. Mục tiêu hữu hạn
B. Mục tiêu trung hạn
C. Mục tiêu ngắn hạn
D. Mục tiêu dài hạn

Câu 2 (0,25 điểm). Có bao nhiêu bước để lập kế hoạch chi tiêu?

A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước

Câu 3 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “…. . là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định”.

A. Mục tiêu cá nhân.
B. Mục tiêu phấn đấu.
C. Kế hoạch cá nhân.
D. Năng lực cá nhân.

Câu 4 (0,25 điểm). Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 5 (0,25 điểm). “Xác định các khoản cần chi” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

A. Bước thứ nhất
B. Bước thứ hai
C. Bước thứ ba
D. Bước thứ tư

Câu 6 (0,25 điểm). Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Định hướng cho hoạt động của con người.
B. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.
C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.
D. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.

Câu 7 (0,25 điểm). Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6

A. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).
B. (4) => (1) => (5) => (3) => (2).
C, (1) => (2) => (3) => (4) => (5).
D. (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Câu 8 (0,25 điểm). Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Cụ thể.
B. Phi thực tế.
C. Thiếu tính khả thi.
D. Không đo lường được.

Câu 9 (0,25 điểm). Học sinh cần phải lưu ý vấn đề gì khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Đặt mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện.
B. Không cần xác định lộ trình thực hiện mục tiêu.
C. Mục tiêu cần cụ thể và phù hợp với khả năng.
D. Không cần lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.

Câu 10 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.
B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.
D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Câu 11 (0,25 điểm). Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính.
B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.
C. Thực hiện được tiết kiệm.
D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 12 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?

A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.

Câu 13 (0,25 điểm). Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào?

A. Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai
B. Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân
C. Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn
D. Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại

Câu 14 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?

A. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
B. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
C. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.
D. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

Câu 15 (0,25 điểm). Tiêu chí “có thời hạn cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?

A. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.
B. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.
C. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.
D. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.

Câu 16 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Đầu năm học, T quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. T đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, T thực hiện rất tốt, nhưng sau đó T chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính GDCD các công việc cụ thể mỗi ngày. Bạn T tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến T không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, T có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Trách móc, phê bình T gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.
C. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.
D. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

Câu 17 (0,25 điểm). Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?

A. Năng lực thực hiện.
B. Thời gian thực hiện.
C. Khả năng thực hiện.
D. Lĩnh vực thực hiện.

Câu 18 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?

A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
B. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
C. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.
D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Câu 19 (0,25 điểm). Bạn C (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn C thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu ngắn hạn.
B. Mục tiêu sức khỏe.
C. Mục tiêu tài chính.
D. Mục tiêu sự nghiệp.

Câu 20 (0,25 điểm). Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 21 (0,25 điểm). Bạn P học lớp 8A. Bạn P có thân hình khá gầy nên thường bị các bạn trong lớp trêu chọc. P cảm thấy buồn và quyết tâm thay đổi. Bạn P đặt mục tiêu sẽ cải thiện sức khỏe và hình thể của bản thân sau 6 tháng. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn P thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu học tập.
B. Mục tiêu sức khỏe.
C. Mục tiêu sự nghiệp.
D. Mục tiêu tài chính.

Câu 22 (0,25 điểm). Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

A. Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn
B. Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần
C. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho
D. Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học

Tham khảo thêm:   Free Fire: Top nhân vật có kỹ năng hồi máu tốt nhất

Câu 23 (0,25 điểm). L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?

A. L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt
B. L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu
C. Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết
D. L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân

Câu 24 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. T dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, T đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, T cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì. Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.
B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.
D. Phê bình T gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Em hãy nêu lí do cần phải lập kế hoạch chi tiêu.

b. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi: Hai bạn N và Y thảo luận, N cho rằng nhiệm vụ của học sinh đương nhiên là phải học tập tốt nên không cần đặt mục tiêu cho việc học. Y lại cho rằng học sinh vẫn cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho việc học, ngoài ra còn cần có những mục tiêu cho các lĩnh vực khác của cuộc sống như sức khỏe, tài chính,. . .

Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Hãy giải thích lí do vì sao.

2. 2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8

I. TRẮC NGHIỆM

Đang cập nhật

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Lí do cần phải lập kế hoạch chi tiêu.

Lập ra kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những khoản chi hàng tháng. Bạn sẽ phân biệt được những khoản nào là cần thiết, những khoản nào nên hạn chế và cắt giảm những khoản không cần thiết phải tiêu tiền.

Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ tạo cho bạn thói quen chuẩn bị khoản dự phòng cho các tình huống không ngờ đến, ví dụ như xe hư, bị tai nạn, người thân cần giúp đỡ hay đi dự đám cưới bạn bè… Để giải quyết những trường hợp này thường sẽ tiêu tốn không ít, vậy nên hãy luôn chuẩn bị sẵn một khoản “phòng thân” để bạn không rơi vào thế bị động khi tình huống bất ngờ xảy ra.

b. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện như thế nào?

  • Bước 1: Hãy ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn để tìm hiểu về thói quen chi tiêu của mình trong vòng 1 tháng
  • Bước 2: Sau 1 tháng, hãy phân loại các khoản chi của bạn theo các hạng mục một cách đơn giản nhất. Ví dụ như sau:
  • Bước 3: Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu.

Câu 2 (1,0 điểm).

Em đồng ý với ý kiến cua bạn Y.

Tại vì cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho việc học rõ ràng để giúp chúng ta tập trung vào những gì quan trọng nhất trong quá trình học tập. Việc đặt mục tiêu giúp chúng ta xác định được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

2. 3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 7:

Xác định mục tiêu cá nhân

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

Bài 8:

Lập kế hoạch chi tiêu

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 7

12

1

Xác định mục tiêu cá nhân

Nhận biết

Nhận biết khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.

2

C1, C3

Thông hiểu

– Biết được ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.

– Xác định được yêu cầu xác định mục tiêu cá nhân.

– Biết được HS cần lưu ý vấn đề khi xác định mục tiêu cá nhân.

– Biết cách xác định các mục tiêu dài hạn.

6

C6, C8, C9, C13, C15, C17

Vận dụng

– Xây dựng được mục tiêu cá nhân và kế hoạch thực hiện trong các trường hợp cụ thể.

– Xác định được loại mục tiêu cá nhân trong trường hợp cụ thể.

4

C16, C19, C21, C24

Vận dụng cao

Bày tỏ quan điểm với các ý kiến liên quan đến xác định mục tiêu cá nhân.

1

C2 (TL)

Bài 8

12

1

Lập kế hoạch chi tiêu

Nhận biết

– Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu, nội dung của từng bước.

– Nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu và cách lập kế hoạch chi tiêu.

2

1

C2, C5

C1 (TL)

Thông hiểu

– Biết được ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu.

– Biết sắp xếp trình tự thực hiện kế hoạch chi tiêu.

– Xác định được ý kiến không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu.

– Biết được như thế nào là chi tiêu hợp lí và chưa hợp lí.

6

C4, C7, C10, C11, C12, C14

Vận dụng

– Xác định được nhân vật, tình huống chi tiêu chưa hợp lí.

– Bày tỏ được quan điểm với ý kiến thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí.

– Thực hiện được việc chi tiêu hợp lí trong các trường hợp cụ thể.

4

C18, C20, C22, C23

Vận dụng cao

. . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 môn GDCD 8 Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 5 Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *