Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lý 11 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.

Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 Kết nối tri thức gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. (NB) Công nghiệp Hoa Kỳ có sự dịch chuyển phân bố từ vùng Đông Bắc đến

A. vùng phía Nam.
B. vùng phía Bắc.
C. ven Đại Tây Dương.
D. vùng Trung tâm.

Câu 2. (NB) Thị trường ngành nào của Hoa Kì có sức ảnh hưởng toàn cầu?

A. Tài chính.
B. Du lịch.
C. Hàng không
D. Đường biển.

Câu 3. (NB) Hình thức tổ chức chủ yếu trong nông nghiệp Hoa Kì là

A. hợp tác xã
B. hộ gia đình.
C. trang trại.
D. nông trường.

Câu 4. (NB) Công nghiệp của Hoa Kỳ chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành cần nhiều

A. tri thức, tạo ra giá trị sản xuất cao.
B. nguyên liệu, tạo ra sản lượng lớn.
C. năng lượng, tạo hàng xuất khẩu tốt.
D. lao động, tạo ra giá trị tiêu dùng tốt.

Câu 5. (TH) Phát biểu nào sau đây đúng với vùng Đông Bắc Hoa Kỳ?

A. Là “vùng công nghiệp truyền thống” của Hoa Kỳ.
B. Các trung tâm kinh tế chính: Hiuxtơn, Niu Ooclin.
C. Phát triển mạnh trồng ngô, đỗ tương, cây ăn quả.
D. Nổi bật các ngành khai thác và chế biến dầu mỏ.

Câu 6. (TH) Vùng phía Nam Hoa Kỳ phát triển mạnh

A. lúa mì, cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôi bò.
B. lúa gạo, đỗ tương, bông, mía, cây ăn quả.
C. lúa gạo, cây ăn quả nhiệt đới, nuôi gia súc.
D. đỗ tương, thuốc lá, lúa mì, rau xanh, ngô.

Câu 7. (TH) Vùng phía Tây Hoa Kỳ nổi bật với các ngành công nghiệp

A. than, thép, máy móc, ô tô và hóa chất.
B. dầu mỏ, hàng không vũ trụ và điện tử.
C. khai khoáng, thủy điện, điện hạt nhân.
D. than, điện tử, ô tô, hàng không vũ trụ.

Câu 8. (TH) Ha-oai là nơi phát triển mạnh

A. cây lương thực.
B. nuôi gia súc lớn.
C. du lịch biển.
D. khai thác mỏ.

Tham khảo thêm:   Hợp đồng thuê lại đất

Câu 9. (NB) Liên bang Nga giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.
B. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
D. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương

Câu 10. (NB) Đại bộ phận lãnh thổ Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới.
B. Nhiệt đới.
C. Cận cực.
D. Cận nhiệt.

Câu 11. (NB) Đặc điểm tự nhiên của phần phía Đông Liên bang Nga là

A. phần lớn núi và cao nguyên.
B. có đồng bằng và vùng trũng.
C. có dãy U-ran giàu khoáng sản.
D. có nhiều đồi thấp và đầm lầy.

Câu 12. (NB) Dân tộc nào sau đây chiếm đến 80% dân số Liên bang Nga?

A. Tác-ta.
B. Chu-vát.
C. Nga.
D. Bát-xkia.

Câu 13. (NB) Dân thành thị của Nga chủ yếu sống ở các đô thị

A. nhỏ và trung bình
B. trung bình và rất lớn.
C. rất lớn và lớn.
D. lớn và trung bình.

Câu 14. (NB) Hiện nay, Liên bang Nga tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại nào sau đây?

A. Điện tử – tin học, hàng không, quốc phòng.
B. Quốc phòng, hàng không, luyện kim đen.
C. Luyện kim đen, điện tử – tin học.
D. Điện tử – tin học, hàng không, sản xuất giấy

Câu 15. (NB) Vùng Trung tâm đất đen Liên bang Nga có đặc điểm nổi bật là

A. phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.
B. có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
C. tập trung nhiều ngành công nghiệp; sản lượng lương thực lớn.
D. công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển.

Câu 16. (NB) Công nghiệp Liên bang Nga tập trung chủ yếu nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng Đông Âu.
B. Đồng bằng Tây Xi-bia.
C. Khu vực dãy U-ran.
D. Khu vực Viễn Đông.

Câu 17. (TH) Phát biểu nào sau đây không đúng với những khó khăn về tự nhiên của Liên bang Nga đối với phát triển kinh tế – xã hội?

A. Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.
B. Nhiều vùng rộng, có khí hậu băng giá hoặc khô hạn.
C. Phần lớn lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới.
D. Tài nguyên chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá.

Câu 18. (TH) Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Liên bang Nga?

A. Trữ lượng khoáng sản đứng vào hàng đầu thế giới.
B. Có các con sông lớn và hàng nghìn con sông nhỏ.
C. Diện tích rừng không lớn, rừng tai-ga là nhiều nhất.
D. Cao nguyên, đầm lầy chiếm diện tích lớn, nhiều hồ.

Câu 19. (TH) Sự phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ của Nga đã gây khó khăn cho việc

A. sử dụng hợp lí lao động và khai thác tài nguyên.
B. sử dụng hợp lí lao động và giải quyết việc là.
C. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển đời sống.
D. phát triển đời sống và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Câu 20. (TH) Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho dân số của LB Nga giảm mạnh hiện nay?

Tham khảo thêm:   Tin học 11 Bài 23: Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng Giải Tin học 11 Định hướng Tin học ứng dụng Kết nối tri thức

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm.
B. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử.
C. Người Nga di cư ra nước ngoài nhiều.
D. Tư tưởng không muốn sinh con.

Câu 21. (NB) Dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của Nhật Bản?

A. Đồi núi.
B. Bình nguyên.
C. Núi lửa.
D. Đồng bằng.

Câu 22. (NB) Đất nước Nhật Bản có

A. vùng biển rộng, đường bờ biển dài.
B. đường bờ biển dài, có ít vũng vịnh.
C. ít vũng vịnh, nhiều dòng biển nóng.
D. nhiều dòng biển nóng, nhiều đảo.

Câu 23. (NB) Phần lớn dân cư Nhật Bản phân bố ở

A. các thành phố ven biển.
B. khu vực ven biển phía tây.
C. vùng nông thôn đảo Hôn – su.
D. vùng núi thấp đảo Hô – cai – đô.

Câu 24. (NB) Đặc tính nào sau đây nổi bật đối với người dân Nhật Bản?

A. Tập trung nhiều vào các đô thị.
B. cần cù, chịu khó và sáng tạo.
C. Người già ngày càng nhiều.
D. Tuổi thọ dân cư ngày càng cao

Câu 25. (TH) Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là

A. nghèo khoáng sản, nhiều thiên tai.
B. nghèo khoáng sản, địa hình bị chia cắt.
C. nghèo khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt.
D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều động đất và sóng thần.

Câu 26. (TH) Nhật Bản phát triển thủy điện dựa trên điều kiện thuận lợi chủ yếu là

A. địa hình phần lớn là núi đồi.
B. sông dốc, nhiều thác ghềnh.
C. có lượng mưa lớn trong năm.
D. độ che phủ rừng khá lớn.

Câu 27. (TH) Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn đã gây khó khăn chủ yếu nào sau đây đối với Nhật Bản?

A. Thiếu nguồn lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn.
B. Thu hẹp thị trường tiêu thụ, mở rộng dịch vụ an sinh.
C. Thiếu nguồn lao động, phân bố dân cư không hợp lí.
D. Thu hẹp thị truờug tiêu thụ, gia tăng súc ép việc làm.

Câu 28. (TH) Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp không dẫn đến hệ quả nào sau đây ?

A. Thiếu nguồn lao động trong tương lai
B. Tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng tăng.
C. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm.
D. Thừa lao động trong tương lai.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu:

LƯỢNG KHAI THÁC VÀ XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA LIÊN BANG NGA,
GIAI ĐOẠN 2010-2020

(Đơn vị: nghìn thùng/ngày)

Năm

2010

2015

2018

2020

Lượng dầu thô khai thác

4 977,8

10 111,1

10 383,1

9 459,7

Lượng dầu thô xuất khẩu

4 977,8

4 899,2

5 207,1

4 617,0

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của Liên bang Nga, giai đoạn 2010 – 2020.

b. Nhận xét.

Câu 2 (1,0 điểm): Nguyên nhân nào làm cho Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Địa lí 11

Xem đáp án chi tiết trong file tải về

Tham khảo thêm:   Công văn 1272/BNN-KHCN Điều chỉnh nội dung thực hiện đề tài điều khiển giới tính tôm càng xanh thuộc chương trình CNSH

Ma trận đề thi giữa kì 2 Địa lí 11

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TNKQ)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Hợp chúng quốc Hoa Kì

Kinh tế

4

4

1

30

2

Liên bang Nga

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

3

2

30

Dân cư, xã hội

2

2

Kinh tế

3

3

Nhật Bản

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

2

2

20

Dân cư, xã hội

2

2

4

Kĩ năng

Biểu đồ, bảng số liệu

1(a,b)

20

Tổng số câu

16

12

1

1

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: ĐỊA LÍ – Lớp 11

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân môn Địa lí

1

Hợp chúng quốc Hoa Kì (3 điểm)

Kinh tế

Nhận biết

– Trình bày được sự phát triển, phân bố của các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ).

– Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu ngành nền kinh tế Hoa Kì.

Thông hiểu

– Trình bày được sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kì.

Vận dụng cao

– Giải thích được đặc điểm của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

4

4

1

2

Liên bang Nga

(3 điểm)

– Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

– Dân cư, xã hội

– Kinh tế

Nhận biết

– Trình bày được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên; dân cư, xã hội

– Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế.

Thông hiểu

– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội.

– Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội.

8

4

3

Nhật Bản

(2 điểm)

– Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

– Dân cư, xã hội

Nhận biết

– Trình bày được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên; dân cư, xã hội

– Trình bày được sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế

Thông hiểu

– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội.

– Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội.

4

4

4

Kĩ năng

(2 điểm)

– Biểu đồ

– Nhận xét bảng số liệu

Vận dụng:

Vẽ và phân tích biểu đồ; phân tích số liệu thống kê.

1

Số câu/ loại câu

16 câu TNKQ

12 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu TL

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

……………

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lý 11 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *