SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
|
Bài 1.
Từ độ cao 20m, người ta ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu v0 = 10 m/s. Tính thời gian từ lúc ném lên đến lúc vật chạm đất. Lấy g=10 m/s2
Bài 2.
Các điện tử coi là rất nhẹ, bay vào một tụ điện phẳng có độ dài L = 10cm dưới một góc α = 0,087 (rad) đến mặt phẳng của tấm bản và bay ra dưới góc β = 1rad (Hình 1). Tính động năng ban đầu của các điện tử biết cường độ điện trường E = 1000V/m.
Cho e = 1,6.10-19(C); góc α < 100 thì sinα = tanα = α (với α đo bằng rad)
Bài 3.
Cho mạch điện R,L,C mắc nối tiếp, . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều . Công suất tiêu thụ trên mạch là 100W. Khi mắc vào giữa 2 đầu cuộn dây một sợi dây kim loại có điện trở không đáng kể, ta thấy công suất tiêu thụ của mạch không đổi.
Tìm C và R?
Bài 4.
Một động cơ điện một chiều nhỏ, hoạt động bình thường khi cung cấp một hiệu điện thế U= 9V, cường độ dòng điện I= 0,75A. Để động cơ điện nói trên hoạt động bình thường, người ta dùng 18 nguồn, mỗi nguồn có suất điện động e = 2V; r = 2Ω. Hỏi bộ nguồn phải mắc như thế nào và hiệu suất trong từng cách mắc là bao nhiêu?
Bài 5.
Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acosɷt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2 = 10.
Tính độ cứng của lò xo con lắc?
Bài 6.
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R =R 1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Tính các giá trị R1 và R2?
Bài 7.
Một bình chứa khí Oxi nén ở áp suất p1 = 15 (Mpa) và nhiệt độ t1 = 370C, có khối lượng (bình và khí) là M1 = 50 kg. Dùng khí một thời gian, áp kế chỉ p2 = 5 (Mpa) và nhiệt độ t2 = 70C, lúc này khối lượng của bình và khí là M2 = 49kg.
Hỏi còn bao nhiêu khí trong bình. Tính thể tích của bình. (khối lượng tính bằng kg; thể tích tính bằng lít). Cho R=8,31 J/mol.K
Bài 8.
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. X, Y là hai hộp linh kiện, mỗi hộp chỉ có thể chứa 2 trong 3 linh kiện mắc nối tiếp: điện trở thuần, cuộn cảm thuần, tụ điện. Ampe kế có điện trở rất nhỏ, vôn kế có điện trở rất lớn, điện trở dây nối không đáng kể. Ban đầu mắc hai điểm A, M vào hai cực của một nguồn điện một chiều thì V1 chỉ 45(V), ampe kế chỉ 1,5(A). Sau đó mắc A, B vào nguồn điện xoay chiều có điện áp uAB = 120cos100πt (V) thì ampe kế chỉ 1(A); hai vôn kế chỉ cùng một giá trị và uAM lệch pha một góc so với uMB.
Hỏi hộp X, Y chứa các linh kiện nào, tính trị số của chúng?
Bài 9.
Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của một hệ quang học, cách màn hứng ảnh một đoạn L = 70 cm; Một thấu kính O1 có tiêu cự f1 = – 20 (cm) đặt cách vật AB một khoảng d1 = 20 (cm), và một thấu kính thứ hai chưa biết đặt ở khoảng giữa màn và O1; Ta thu được ảnh A2B2 rõ nét trên màn và cao gấp 2 lần AB. Tìm tiêu cự của thấu kính O2?
Bài 10.
Một tụ xoay có điện dung biến thiên liên tục từ C1 = 10 (pF) đến C2 = 490 (pF) khi góc quay của các tấm chuyển động tăng dần từ 00 đến 1800. Tụ được mắc với cuộn dây có độ tự cảm L = 2 (μF) tạo thành mạch dao động.
a. Tìm dải bước sóng mà máy thu được
b. Để bắt được sóng 19,2 m phải xoay tụ một góc bằng bao nhiêu so với vị trí ban đầu
Download tài liệu để xem thêm chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Vật lý THPT (2010 – 2011) Sở GD&ĐT Sóc Trăng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.