Bạn đang xem bài viết ✅ Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học – Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên Đề kiểm tra môn Hóa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
TRƯỜNG THCS NGUYỂN THIỆN THUẬT
KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN HOÁ HỌC LỚP 9

I – Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.

Câu 1. Đơn chất khi tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí là
A. S. B. Fe. C. Cu. D. Ag.

Câu 2. Chất có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng là
A. CO2. B. K2O. C. P2O5. D. SO2.

Câu 3. Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ
A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH.
B. 1 mol HCl và 1 mol KOH.
C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl.
D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH.

Câu 4. Có các kim loại sau : Na, Al, Fe, Cu, K, Mg. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Na, Al. C. Al, Cu.
B. K, Na. D. Mg, K.

Câu 5. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4
A. Na, Al, Cu. B. Al, Fe, Mg, Cu.
C. Na, Al, Fe. D. K, Mg, Ag, Fe.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Tả về chim bồ câu (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 2

Câu 6. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Na, Al, Cu, Mg. B. Zn, Mg, Na, Al.
C. Na, Fe, Cu, K, Mg. D. K, Na, Al, Ag.

Câu 7. Có các khí sau: CO, CO2, H2, Cl2, O2. Nhóm gồm các khí đều cháy được (phản ứng với oxi) là
A. CO, CO2. B. CO, H2. C. O2, CO2. D. H2, CO2.

Câu 8. Nhóm gồm các khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường là
A. H2, Cl2. B. CO, CO2. C. Cl2, CO2 . D. H2, CO.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 9. (3 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
a) NaOH + HCl →
b) Na2SO4 + BaCl2
c) NaOH + FeCl2
d) Mg + FeSO4
e) Fe + HCl →
g) Cu + AgNO3

Câu 10. (3 điểm) Cho đinh sắt nặng 100 g vào dung dịch A chứa 400 g dung dịch CuSO4 16%, sau một thời gian nhấc đinh sắt ra, cân lại được 102 g và còn lại dung dịch B.
a) Tính khối lượng Fe tham gia và khối lượng Cu tạo thành sau phản ứng (Giả sử toàn bộ Cu tạo thành bám hết đinh Fe).
b) Cho 600 g dung dịch Ba(OH)2 17,1% vào dung dịch B, sau phản ứng được kết tủa D, dung dịch E. Xác định khối lượng kết tủa D và C% dung dịch E.
(Biết Cu = 64, S = 32, O = 16, Fe = 56, Ba = 137, H = 1).

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi học kì 2 môn HĐTN, HN 6 năm 2022 - 2023

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học – Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên Đề kiểm tra môn Hóa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *