Bạn đang xem bài viết ✅ Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 học kỳ I Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mời các bạn cùng tham khảo Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 học kỳ I dành cho học sinh lớp 12. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 (Có đáp án)

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12

Họ tên: ………………………

Lớp Lớp: ………

KIỂM TRA 45 PHÚT (2017 – 2018)

Môn: Lịch sử 12

Mã đề 004

Điểm

Mỗi câu HS chọn một đáp án duy nhất và ghi vào ô chọn ở bảng cuối trang

Câu 1. Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới:

A. Đa cực. B. Đơn cực. C. Đa cực nhiều trung tâm. D. Một cực nhiều trung tâm.

Câu 2. Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học hiện đại ngày nay là do

A. Bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt thiên nhiên.

B. Kế thừa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII.

C. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì “chiến tranh lạnh”.

D. Đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.

Câu 3. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ là

A. Mĩ. B. Liên Xô C. Nhật Bản. D. Trung Quốc.

Câu 4. Đặc điểm cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D.Diễn ra trên nhiều lĩnh vực với qui mô lớn với tốc độ nhanh.

Câu 5. Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Gây ra tai nạn lao động , tai nạn giao thông.

B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.

C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.

D. Gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.

Câu 6. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Bắc Á đều bị

A. Anh- Pháp chiếm làm thuộc địa. B. chủ nghĩa thực dân nô dịch.

C. chủ nghĩa đế quốc xâm lược. D. Liên Xô- Trung Quốc chiếm đóng.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối đổi mới của Trung Quốc từ 1978?

A. Tiến hành cải cách và mở cửa.

B. Lấy phát triển kinh làm trung tâm.

C. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”

D. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Câu 8. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là:

A. Cục diện “Chiến tranh lạnh”. B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Sự hình thành các liên minh kinh tế. D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây khẳng định mục đích quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. Ngăn chặn và thủ tiêu mọi sự đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới.

C. Áp dụng những biện pháp để trừng trị các hoạt động xâm lược phá hoại hòa bình.

D. Duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.

Câu 10. Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta?

A. Nhanh chóng tiêu diệt chủ Nghĩa phát xít Đức và chủ Nghĩa quân phiệt Nhật.

B. Thành lập Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.

C. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á.

D. Các nước Đồng minh liên kết với nhau để chống phát xít.

Câu 11. Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là?

A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.

C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.

Câu 12. Sự kiện nào sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau năm1945?

A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

B. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.

C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.

D. Một số nước đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 13. Hiện nay trong tổ chức ASEAN thì nhóm những nền kinh tế nào được xem là kém phát triển hơn so với các nền kinh tế còn lại trong tổ chức?

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma. C. Lào, Campuchia, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a. D. Việt Nam, Lào, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.

Câu 14. Năm 1975 nhân dân các nước ở Châu Phi đã hoàn thành công cuộc đấu tranh.

A. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

B. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.

C. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pac-thai.

D. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pac-thai.

Câu 15. Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất ?

A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới B.Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất , tập trung tư bản cao D.Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

Câu 16. Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô

B. Mĩ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc

C. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa

D. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa

Câu 17. Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là?

A. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ.

B. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ.

C. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 18. Chiến tranh lạnh chấm dứt đưa đến hệ quả nào?

A. Mĩ từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới.

B. Vị thế của Mĩ và Liên Xô suy giảm nghiêm trọng.

C. Một cực là Liên Xô không còn, trật tự hai cực Ianta tan rã.

D. Sự giải thể của NATO, Vácsava cùng hàng loạt các căn cứ quân sự khác.

Câu 19. “Chiến tranh lạnh” chấm dứt mở ra chiều hướng mới để giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột như thế nào?

A. Xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, liên kết khu vực.

B. Vai trò của Liên Hợp Quốc được củng cố.

C. Xu thế hòa bình ngày càng được củng cố trong các mối quan hệ quốc tế.

D. Liên Xô và Mĩ không còn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Câu 20. Tại sao gọi là cách mạng khoa học công nghệ?

A. Cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về kĩ thuật.

B. Với sự ra đời của các loại máy móc tiên tiến.

C. Với sự ra đời của hệ thống các công trình kĩ thuật.

D. Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật.

Câu 21. Do đâu chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao?

A. Do áp dụng khoa học kĩ thuật.

B. Do học hỏi các nước phát triển.

C. Do tác động của tiến bộ kĩ thuật.

D. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

Câu 22. Để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước các công ty khoa học kĩ thuật cần?

A. phát triển nhanh chống về mọi mặt.

B. sự phát triển tác động của các công ty xuyên quốc gia.

C. sự phát triển nhanh chống của các công ty thương maị quốc tế

D. sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

Câu 23. Vai trò quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là gì?

A. Nga tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.

B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hệp quốc.

C. Nga giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. Nga tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ

Câu 24. Điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của liên minh châu Âu sau chiến tranh lạnh?

A. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Liên minh chặt chẽ với Nga. D. Liên minh với các nước Đông Nam Á.

Câu 25. Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng vào lĩnh vực kinh tế hiện nay là

A. hợp tác và phát triển.

B. hợp tác với các nước trong khu vực.

C. hợp tác với các nước châu Âu

D. hợp tác với các nước đang phát triển

Câu 26. Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe.

B. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được hình thành.

C. Mĩ vương lên trở thành siêu cường duy nhất.

D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

Câu 27. Điểm khác biệt của Nhật Bản so với Mĩ trong phát triển khoa học-kĩ thuật?

A.Coi trọng và đầu tư cho các phát minh.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông.

D. Đầu tư bán quân trang, quân dụng .

Câu 28. Sau “Chiến tranh lạnh”, dưới tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc.

A. Lấy quân sự làm trọng điểm B. Lấy chính trị làm trọng điểm

C. Lấy kinh tế làm trọng điểm. D. Lấy văn hoá, giáo dục làm trọng điểm.

Câu 29. Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?

A. Những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.

B. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Những quyết định của Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam.

Câu 30. Điểm khác biệt về nguyên tắc giữa ASEAN và tổ chức Liên Hợp Quốc là

A. tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ

B. không can thiệp vào công nghiệc nội bộ của nhau.

C. giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa.

Câu 31. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ dựa vào tiềm lực kinh tế-tài chính và lực lượng quân sự to lớn, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi

A. mưu đồ thống trị toàn thế giới.

C. mưu đồ thống trị toàn thế giới và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

B. xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia-dân tộc trên hành tinh

Câu 32. Sự kiện 11-9-2001, đã đặt nước Mĩ trong tình trạng phải đối đầu với nguy cơ.

A. Sự bất cập trong hoạt động quốc phòng và anh ninh.

B. Sự suy giảm về kinh tế.

C. Chủ nghĩa khủng bố.

D. Sự khủng hoảng nội các.

Câu 33. Xu thế toàn cầu hóa thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt là gì?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

B.Trình độ của người lao động còn thấp.

C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

D. Trình độ quản lí còn thấp.

——–HẾT——-

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Chọn

Đáp án

Câu

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

Chọn

Đáp án

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 12 học kỳ I Đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 môn Tiếng Anh - Có đáp án Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *