Bạn đang xem bài viết ✅ Đề khảo sát chất lượng ngẫu nhiên lớp 8 môn Ngữ văn trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2017-2018 (có đáp án) Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin gửi đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Đề khảo sát chất lượng ngẫu nhiên lớp 8 môn Ngữ văn trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2017-2018 (có đáp án).

Đây là đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Đề thi khảo sát chất lượng chất lượng ngẫu nhiên lớp 8 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập, củng cố kiến thức trước kì thi học kì 2 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG

(Đề gồm có 01 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN CHẤT LƯỢNG LỚP 8 NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Học sinh trả lời các câu sau bằng cách chọn phương án đúng.

Câu 1: Các tác phẩm “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng), “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), “Lão Hạc” (Nam Cao) được sáng tác vào giai đoạn nào?

A. 1900 – 1930. B. 1930 – 1945 .C. 1945 – 1954. D. 1955 – 1975.

Câu 2: Vì sao có thể nói chiếc lá trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen- ri là một kiệt tác?

Vì chiếc lá do một họa sĩ tài giỏi vẽ.

Tham khảo thêm:   Bài giảng MasterCAM Tài liệu hướng dẫn sử dụng MasterCAM

Vì Giôn- xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá đẹp như thế.

Vì chiếc lá ấy mang lại sự sống cho Giôn – xi.

Vì cụ Bơ- men tự coi đó là kiệt tác của mình.

Câu 3: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh?

A. Róc rách. B. Lạnh buốt. C. Trắng xóa .D. Vắng teo.

Câu 4: Văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm. B. Có tính cá thể và giàu hình ảnh.

C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc. D. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ.

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 5. Cho câu thơ sau:

“Năm nay đào lại nở,”

(Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

a, Chép ba câu thơ tiếp theo câu thơ trên để hoàn thiện khổ thơ.

b, Khổ thơ em vừa chép được trích trong tác phẩm nào? Của ai?

c, Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó.

Câu 6. Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những từ tượng thanh đó.

“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia…”.

(Trích Hai cây phong –Ai-ma-tốp,Ngữ văn 8, tập 1,NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 7. Em hãy viết bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt.

……….Hết………

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm).

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm).Trả lời mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu hỏi 1 2 3 4
Đáp án B C A D
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận về bài thơ Đi đường (Dàn ý + 4 mẫu) Bài thơ Đi đường (Tẩu Lộ) của Hồ Chí Minh

II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm).

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 5

(2,0đ)

a, Học sinh chép chính xác ba câu thơ tiếp theo câu thơ đã cho:

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bay giờ ?

0,5

b, Đoạn thơ trích trong tác phẩm “Ông đồ”, của Vũ Đình Liên.

0,5

c, Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

1,0

Câu 6

(1,0đ)

-Các từ tượng thanh trong đoạn văn là: rì rào, rộn ràng, xạc xào.

0,5

-Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp của hai cây phong trong hồi ức của nhân vật “tôi”.

0,5

Câu 7

(5,0đ)

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Bố cục bài văn ba phần rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:

A. Mở bài: Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt.

0,5

B. Thân bài:

1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển:

– Kính được ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260.

– Từ Ý, kính đeo mắt được du nhập đến Pháp, Anh, Tây Ban Nha rồi phổ biến khắp thế giới.

– Ban đầu kính chưa có gọng, chỉ có mắt kính nối với nhau ở cầu mũi rồi buộc vào tai hoặc buộc qua đầu.

– Đến năm 1730, gọng kính được phát minh.

0,5

2. Cấu tạo của chiếc kính mắt: Gồm có hai bộ phận cơ bản: mắt kính và gọng kính.

– Mắt kính: được làm từ thủy tinh hoặc nhựa.

+ Mắt kính thủy tinh có độ trong suốt nhưng dễ vỡ.

+ Mắt kính nhựa nhẹ nhưng dễ xước.

– Gọng kính: được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với màu sắc đa dạng:

+ Gọng kim loại: giúp tạo cảm giác cứng cáp và chắc.

+ Gọng nhựa: dẻo và bền có thể chịu được áp lực lớn mà không bị cong và biến dạng.

Ngoài ra còn có những phụ kiện khác như: ốc, vít…

1,5

3. Các loại kính và công dụng:

– Kính thuốc: dùng cho người có bệnh về mắt như: cận thị, viễn thị, kính lão.

– Kính thời trang: dùng như một vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.

– Ngoài ra còn có kính bơi, kính lặn…

1,5

4. Cách sử dụng và bảo quản:

– Chọn kính phù hợp với từng công dụng.

– Lau mắt kính thường xuyên.

– Kính dễ gãy gọng, vỡ mắt kính nên sau khi sử dụng cất vào hộp và bảo quản cần cẩn thận.

0,5

C. Kết bài:

– Khẳng định vai trò của chiếc kính đeo mắt đối với cuộc sống con người.

– Tình cảm của em với chiếc kính mắt.

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn

0,5

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 7 năm 2022 - 2023 sách Chân trời sáng tạo Đề thi giữa kì 2 Tin học 7 (Có đáp án)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề khảo sát chất lượng ngẫu nhiên lớp 8 môn Ngữ văn trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2017-2018 (có đáp án) Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *