Bạn đang xem bài viết ✅ Đề đọc hiểu Bến quê (Có đáp án) Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề đọc hiểu Bến quê củaNguyễn Minh Châu có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 rèn thật tốt kỹ năng trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu đề thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 sắp tới.

Bến quê

Truyện ngắn “Bến quê” chứa đựng những suy ngẫm, những trải nghiệm sâu sắc của tác giả Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời. Với đề đọc hiểu Bến quê càng giúp các em hiểu sâu sắc hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Mùa xuân nho nhỏ.

Đề đọc hiểu Bến quê

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác.

Tham khảo thêm:   Bài tập Trạng ngữ Thực hành tiếng Việt 6

Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn đề cập đến vấn đề gì?

Câu 4: Trong đoạn văn, tác giả đã diễn tả nội tâm nhân vật bằng cách nào?

Câu 5: Đoạn văn diễn tả tâm trạng gì của nhân vật Nhĩ?

Câu 6: Nêu ý nghĩa cách sử dụng các từ ngữ “gần gũi” và “xa lắc” trong câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”.

Câu 7: Xác định cụm từ làm thành phần câu trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”. Cho biết mỗi cụm từ đó làm thành phần gì của câu.

Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Vòm trời cũng như cao hơn” thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu đó.

Câu 9: Chỉ ra các thành phần phụ chú trong đoạn văn.

Câu 10: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. Nêu giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó.

Đáp án đề đọc hiểu Bến quê

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu.

Tham khảo thêm:   Kinh tế 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức trang 52

Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Bến quê in trong truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985

Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là: miêu tả và biểu cảm.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn là miêu tả cảnh đẹp huy hoàng ở bờ bên kia sông Hồng qua khung cửa sổ nhà Nhĩ.

Câu 4: Trong đoạn văn, tác giả đã diễn tả nội tâm nhân vật bằng cách:

  • Gián tiếp qua ngoại cảnh
  • Trực tiếp diễn tả ý nghĩ, cảm xúc

Câu 5: Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật Nhĩ: vừa gắn bó, yêu thương, vừa pha chút nuối tiếc, ân hận khi ngắm khung cảnh thiên nhiên nơi bãi bồi thân thuộc ngay trước cửa sổ nhà mình.

Câu 6: Các từ ngữ “gần gũi” và “xa lắc” trong câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”: nhấn mạnh sự tương phản giữa khoảng cách địa lí của bãi bồi bên sông cận kề nhà Nhĩ, nhưng vì Nhĩ chưa bao giờ đặt chân đến nên bãi bồi trở nên xa lạ. Qua đó thể hiện một nghịch lí thường gặp trong cuộc sống.

Câu 7: Xác định cụm từ làm thành phần câu trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra” là:

  • Trạng ngữ: Bên kia những hàng cây bằng lăng
  • CN1: tiết trời đầu thu
  • VN1: đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt
  • CN2: mặt sông
  • VN2: như rộng thêm ra
Tham khảo thêm:   Thông tư 30/2017/TT-BTTTT Quy định lắp đặt thùng thư công cộng tại khu đô thị khu dân cư

Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Vòm trời cũng như cao hơn” thuộc kiểu câu đơn.

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu đó:

  • CN: Vòm trời
  • VN: cũng như cao hơn

Câu 9: Các thành phần phụ chú trong đoạn văn là:

  • “những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.
  • “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”

Câu 10: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: phép so sánh.

Giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó là:

  • Với phép tu từ so sánh, tác giả gợi một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.
  • Đây là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn, “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông…”. Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề đọc hiểu Bến quê (Có đáp án) Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *