Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn Ôn tập môn Văn thi THPT Quốc gia ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2023 sẽ là nguồn tư liệu hữu ích không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 12.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Văn tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm gồm đọc hiểu, nghị luận xã hội và các bài nghị luận văn học kèm theo bộ đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn Văn các bạn sẽ chủ động và luyện tập một cách thành thạo nhất. Vậy sau đây là toàn bộ nội dung chi tiếtĐề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2023, mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Văn.

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn

I. Ôn tập kiến thức để làm bài đọc hiểu

1. Phương thức biểu đạt: Nhận diện qua mục đích giao tiếp

Tự sự

Trình bày diễn biến sự việc

Miêu tả

Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

Nghị luận

Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

Thuyết minh

Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp, nguyên lý, công dụng …

Hành chính – công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người

2. Phong cách ngôn ngữ:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

– Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

– Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ…

Phong cách ngôn ngữ báo chí

– Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi) Phong cách ngôn ngữ chính luận

– Dùng trong lĩnh vực chính trị – xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

– Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

Phong cách ngôn ngữ khoa học

– Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

Phong cách ngôn ngữ hành chính

– Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)

3.1. Các biện pháp tu từ:

– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)

– Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…

– Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

Biện pháp tu từ

Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh :Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ: Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn. Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm

Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng

Thậm xưng (phóng đại): Tô đậm ấn tượng về… Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc, gây chú ý… Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…

Đối: Tạo sự cân đối nhịp nhàng giữa các vế, câu …

Im lặng (…) : Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc, diễn biến tâm lý…

Liệt kê : Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 8 vòng 13 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Toán qua mạng lớp 8 có đáp án

3.2. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:

Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt …

Điển tích điển cố,…

4. Phương thức trần thuật.

– Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)

– Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.

– Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.

5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản).

– Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

– Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) :Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

– Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

– Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước.

6. Nhận diện các thao tác lập luận:

Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

– Phân tích.

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung

– Chứng minh.

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

– Bình luận.

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng

– Bác bỏ.

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

– So sánh.

+ So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

+ Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

7. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng.

7.1 Câu theo mục đích nói:

– Câu tường thuật (câu kể)

– Câu cảm thán (câu cảm)

– Câu nghi vấn ( câu hỏi)

– Câu khẳng định

– Câu phủ định.

7.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp

– Câu đơn

– Câu ghép/ Câu phức

– Câu đặc biệt.

8. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản.

9. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng

9.1. Lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, ngữ pháp)

9.2.Lỗi lập luận (lỗi lôgic…)

10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản.

– Cảm nhận về nội dung phản ánh.

– Cảm nhận về cảm xúc của tác giả.

11. Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.

– Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản.

– Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.

11. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.

– Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản.

– Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.

Lưu ý:

Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu từ… trong bài tập đọc hiểu thường không sử dụng đơn lẻ mà có sự kết hợp nhiều thao tác, phương thức, biện pháp tu từ cho nên cần phải nắm vững một số biểu hiện để làm bài đúng và đạt hiệu quả

Viết đoạn văn thường phải căn cứ vào bài tập đọc hiểu để viết đúng nội dung yêu cầu cũng như hình thức của đoạn.

II. Nghị luận xã hội

1. Lí thuyết.

Dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

a. Kiến thức chung

– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng đề thường bàn về một quan điểm, một tư tưởng như: lòng dũng cảm, lòng khoan dung, thói vô cảm, vô trách nhiệm,…

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Ninh Thuận Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023

– Dấu hiệu để nhận biết kiểu bài này là thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hoặc những câu văn, câu thơ, ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học,…

b. Cách làm

– Cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư tưởng gì?, đúng sai như thế nào? Từ đó xác định phương hướng bàn luận (nội dung) và cách bàn luận (sử dụng thao tác lập luận nào).

c. Dàn ý khái quát

* Mở bài: Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.

* Thân bài:

– Giải thích tư tưởng đạo lí.

– Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai.

– Phương hướng phấn đấu.

*Kết bài:

– Ý nghĩa tư tưởng, đạo lí trong đời sống.

– Bài học nhận thức cho bản thân.

2. Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

a. Kiến thức chung

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề mang tính thời sự, bàn về một vấn đề của xã hội (tốt – xấu) đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: tai nạn giao thông, bạo lực học đường, tiêu cực trong thi cử, …

b. Cách làm

– Cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại. Chỉ ra nguyên nhân.

– Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết bắng các thao tác lập luận phù hợp.

– Bàn luận và đưa ra những đề xuất, giải pháp của mình trước hiện tượng đó.

c. Dàn ý khái quát

* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.

* Thân bài:

– Triển khai các vấn đề cần nghị luận

– Thực trạng của hiện thực đời sống, tác động (tích cực, tiêu cực)

– Thái độ của xã hội đối với hiện tượng, lí giải nguyên nhân (nguyên nhân khách quan, chủ quan), giải pháp để giải quyết hiện tượng.

*Kết bài:

– Khái quát lại vấn đề nghị luận.

– Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận.

2.Một số đề thực hành phần Làm văn- Nghị luận xã hội.

Để phù hợp với yêu cầu ôn tập đổi mới cách ra đề thi năm học 2016 – 2017. GV và HS ôn tập đề nghị luận xã hội ở mức độ viết đoạn văn 200 từ.

III. Một số đề thi minh họa

Đề bài 1

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

…(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa

kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn.

(2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là “Xin lỗi”. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.

…(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

(Bài viết tham khảo)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Tham khảo thêm:   Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 Luật số: 82/2015/QH13

Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác”?

Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Phần Làm văn

“Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộngđồng; đồng thời, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh.”

Viết một đoạn văn 200 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Đề bài 2

Phần Đọc-hiểu

Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4:

“Công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có một sức mạnh nội lực đủ để đương đầu với bất kì thử thách nào, bất kì thế lực nào, nội lực phải được hiểu bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức

mạnh tinh thần. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi chúng ta phát huy được cao độ sự tổng hợp của cả hai nguồn sức mạnh đó.

Sức mạnh tinh thần đó là chủ nghĩa yêu nước được kết tinh từ tình yêu quê hương đất nước; là tình yêu đồng bào với tinh thần “người trong một nước phải thương nhau cùng”; là lòng tự hào về lịch sử vẻ vang và nền văn hóa dân tộc (…); là tinh thần độc lập dân tộc – mục tiêu tối thượng và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi thế hệ người Việt nam; là ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền đó (…); là niềm tự tôn, tự hào dân tộc ngàn năm văn hiến…

Nhưng chỉ nội lực tinh thần thôi thì chưa đủ. Phải phát huy nội lực đó trong xây dựng để phát triển sức mạnh vật chất. Chủ nghĩa yêu nước phải được “kích hoạt” để biến thành nội lực phát triển, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh…”

(Văn Quân – Cuộc trường chinh giữ nước – từ truyền thống đến hiện đại , Báo QĐND, ngày 09/02/2015).

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trên (0,5 điểm).

Câu 2: Hình thức trình bày (kết cấu trình bày) của đoạn văn? (0,5 điểm).

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật (1,0 điểm).

Câu 4: Viết đoạn văn từ 5 – 7 dòng về ý thức trách nhiệm của bản thân mình trong xây dựng và bảo vệ đất nước. (1,0 điểm).

Đề bài 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.

“…thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.

Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều, mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải tạo giống nòi chẳng nhẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!

Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để lúc vô phương cứu chữa.”

(Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? Ths Trương Khắc Hà.

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,5 điểm).

Câu 2. Các cụm từ “kẻ sát nhân thầm lặng”, “ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện” được sử dụng có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện đặc điểm phong cách ngôn ngữ mà anh (chị) vừa xác định? (1,0 điểm).

Câu 3. Tác giả bài viết đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn? (0,5 điểm).

Câu 4. Viết đoạn văn từ (5 đến 7 dòng) nêu và biện pháp loại trừ thực phẩm bẩn trong cuộc sống (1,0 điểm).

……………

Mời các bạn tải về để xem chi tiết nội dung tài liệu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn Ôn tập môn Văn thi THPT Quốc gia của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *