Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tin học 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Tin học 7 sách KNTT, CTST, Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương học kì 2 Tin học 7 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Đề cương ôn thi kì 2 môn Tin học 7 gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo tổng hợp một số câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi kì 2 Tin học 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là TOP 3 đề cương ôn tập học kì 2 Tin 7 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng đón đọc.

Đề cương học kì 2 môn Tin học 7 Kết nối tri thức

I. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Có thể đổi tên một trang tính bằng cách nào sau đây?

A. Nháy chuột lên tên trang tính rồi nhập tên mới.
B. Nháy nút trái chuột lên tên trang tính rồi chọn Rename để nhập tên mới.
C. Nháy đúp chuột lên trên trang tính rồi nhập tên mới.
D. Chọn lệnh File/Save As.

Câu 2: Để thực hiện kẻ viền cho ô tính em thực hiện tại lệnh nào trong cửa sổ Format Cells?

A. Font
B. Border
C. Number
D. Alignment

Câu 3: Phương án nào sau đây đúng để xoá một trang tính?

A. Nháy chuột vào tên trang tinh rồi nhấn phím Delete.
B. Nháy nút phải trái vào tên trang tính và chọn Delete.
C. Nhảy đúp chuột vào tên trang tính rồi nhấn phím Delete.
D. Trong thẻ Home, chọn lệnh Delete/Delete Sheet trong nhóm lệnh Cells.

Câu 4: Để in trang tính, em thực hiện lệnh nào sau đây?

A. File/Print
B. File/Save
C. File/Save As
D. File/Close

Câu 5: Để tô màu cho ô tính em chọn nút lệnh nào sau đây trong thẻ Home?

A. trong nhóm lệnh Fornt.
B. trong nhóm lệnh Font.
C. trong nhóm lệnh Editing.
D. trong nhóm lệnh Cells.

Câu 6: Thao tác nháy chuột vào tên trang tính, kéo thả chuột sang trái, phải dùng để làm gì?

A. Tạo trang tính mới
B. Chèn thêm trang tính
C. Di chuyển trang tính
D. Sao chép trang tính

Câu 7: Thao tác nháy nút phải chuột vào tên trang tính, chọn Insert/Worksheet rồi chọn OK dùng để làm gì?

A. Thay đổi thứ tự trang tính
B. Sao chép trang tính
C. Chèn trang tính
D. Xóa trang tính

Câu 8: Có thể đổi tên một trang tính bằng những cách nào sau đây?

A. Nháy chuột vào tên trang tính rồi nhập tên mới.
B. Nhảy nút phải chuột vào tên trang tính và chọn Rename rồi nhập tên mới.
C. Nháy chuột vào tên trang tính rồi nhập tên mới.
D. Chọn lệnh File/Save As.

Câu 9: Phương án nào sai?

A. Phần mềm trình chiếu cho phép người sử dụng trình bày thông tin dưới hình thức trình chiếu.
B. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng giúp làm cho nội dung trình bày thêm sinh động và ấn tượng.
C. Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu trong các hội thảo, dạy học, tạo album với các hiệu ứng hoạt hình.
D. Không thể in trên giấy các tệp được tạo bởi phần mềm trình chiếu.

Câu 10: Trang chiếu được sử dụng để giới thiệu một chủ đề và định hướng cho bài trình bày được gọi là:

A. Trang tiêu đề.
B. Trang nội dung.
C. Trang trình bày bảng.
D. Trang trình bày đồ hoạ.
Dùng dữ kiện sau để rả lời câu 11 – câu 14:

Em hãy điền các cụm từ: trang tiêu đề, mẫu bố trí, tiêu đề trang, cấu trúc phân cấp vào chỗ trống (…..) được đánh số trong các câu sau để được phát biểu đúng.

……..(1)………. được viết dưới dạng

a) Mỗi trang nội dung thường có văn bản và ở trên đầu mỗi trang.

b) Chủ đề của bài trình chiếu được thể hiện ở ngay. của bài.

c) Để giúp cho việc trình bày các trang chiếu một cách thuận tiện và thống nhất, các phần mềm trình chiếu thường có sẵn . (3) … trong bài trình chiếu giúp truyền tải

d) Sử dụng ………. ..(4)…. thông tin một cách mạch lạc và dễ hiểu.

Câu 11: Từ thích hợp để điền vào vị trí (1) là

A. trang tiêu đề
B. mẫu bố trí
C. tiêu đề trang
D. cấu trúc phân cấp

Câu 12: Từ thích hợp để điền vào vị trí (2) là

A. trang tiêu đề
B. mẫu bố trí
C. tiêu đề trang
D. cấu trúc phân cấp

Câu 13: Từ thích hợp để điền vào vị trí (3) là

A. trang tiêu đề
B. mẫu bố trí
C. tiêu đề trang
D. cấu trúc phân cấp

Câu 14: Từ thích hợp để điền vào vị trí (4) là

A. trang tiêu đề
B. mẫu bố trí
C. tiêu đề trang
D. cấu trúc phân cấp

Câu 15: Ý thích hợp để ghép với 3) là

A. a) Đầu vào
B. b) Đầu ra

Câu 16: Ý thích hợp để ghép với 4) là

A. a) Đầu vào
B. b) Đầu ra

Câu 17: Khi nào thì thuật toán tìm kiếm tuần tự tìm đến phần tử cuối dãy?

A. Khi phần tử ở vị trí cuối dãy chính là phần tử cần tìm.
B. Khi không tìm thấy phần tử cần tìm.
C. A và B.
D. A hoặc B

Câu 18: Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?

A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy” và kết thúc.
D. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 187/2007/QĐ-TTG Về đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020

Câu 19: Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 25 trong danh sách [3, 5, 12, 7, 11, 25]?

A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.

Câu 20: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào?

A. Sắp xếp lại dữ liệu theo thứ tự bảng chữ cái.
B. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.
C. Cho nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm.
D. Bất đầu tìm từ vị trí bất kì trong danh sách.

Câu 21: Mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 22: Chọn câu diễn đạt đúng hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự.

A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp
B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.

Câu 23: Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy Thailand trong danh sách tên các nước sau:

Brunei, Campodia, Laos, Myanmar, Singpore, Thailand, Vietnam

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 24: Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần thực hiện bao nhiêu bước lặp để thông báo không tìm thấy số 15 trong danh sách [3, 5, 7, 11, 12, 25]?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 5 – 8

Em hãy điền các cụm từ: giá trị cần tìm xuất hiện ở vị trí giữa, nửa sau, “Không tìm thấy”, nửa trước vào chỗ chấm (…) được đánh số trong các câu sau để được mô tả chính xác về thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Bước 1: Nếu vùng tìm kiếm không có phần tử nào thì kết luận …. (1)….. và thuật toán kết thúc.

Bước 2. Xác định vị trí giữa vùng tìm kiếm. Vị trí này chia vùng tìm kiếm thành hai nửa: nửa trước và nửa sau vị trí giữa.

Bước 3. Nếu giá trị cần tìm bằng giá trị của vị trí giữa thì kết luận …..(2)…… và thuật toán kết thúc.

Bước 4. Nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị của vị trí giữa thì vùng tìm kiếm mới được thu hẹp lại, chỉ còn …….(3)……………… của dãy. Ngược lại (nếu giá trị cần tìm lớn hơn giá trị của vị trí giữa) thì vùng tìm kiếm mới được thu hẹp lại, chỉ còn …….. (4)……… của dãy.

Bước 5. Lặp lại từ Bước 1 đến Bước 5 cho đến vùng tìm kiếm không khi còn phần tử nào (Bước 1) hoặc tìm thấy giá trị cần tìm (Bước 3).

Câu 25: Từ thích hợp để điền vào vị trí (1) là

A. giá trị cần tìm xuất hiện ở vị trí giữa
B. nửa sau
C. “Không tìm thấy”
D. nửa trước

Câu 26: Từ thích hợp để điền vào vị trí (2) là

A. giá trị cần tìm xuất hiện ở vị trí giữa
B. nửa sau
C. “Không tìm thấy”
D. nửa trước

Câu 27: Từ thích hợp để điền vào vị trí (3) là

A. giá trị cần tìm xuất hiện ở vị trí giữa
B. nửa sau
C. “Không tìm thấy”
D. nửa trước

Câu 28: Từ thích hợp để điền vào vị trí (4) là

A. giá trị cần tìm xuất hiện ở vị trí giữa
B. nửa sau
C. “Không tìm thấy”
D. nửa trước

Câu 29: Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách [Hoa”, “Lan”, ”Ly”, ”Mai”, ”Phong”, ”Vi”]?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 30: Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần thực hiện bao nhiêu bước lặp để thông báo không tìm thấy số 15 trong danh sách [3, 5, 7, 11, 12, 25]?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

………….

Đề cương học kì 2 môn Tin học 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Phần mềm nào là phần mềm trình chiếu?

A. Microsoft Word.
B. Mozilla Firefox.
C. Microsoft PowerPoint.
D. Microsoft Excel.

Câu 2. Trang chiếu được sử dụng để giới thiệu một chủ đề và định hướng cho bài trình bày được gọi là:

A. Trang tiêu đề.
B. Trang nội dung.
C. Trang trình bày bảng.
D. Trang trình bày đồ họa.

Câu 3. Các mẫu tạo sẵn bố cục nội dung có thể được sử dụng cho một bài trình chiếu gọi là:

A.Trình chiếu.
B. Mẫu bố trí.
C. Mẫu kí tự.
D. Mẫu thiết kế.

Câu 4. Phát biểu nào không đúng khi nói về phần mềm trình chiếu:

A. Phần mềm trình chiếu cho phép người sử dụng trình bày thông tin dưới hình thức trình chiếu.
B. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng giúp làm cho nội dung trình bày thêm sinh động và ấn tượng.
C. Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu trong các hội thảo, dạy học, tạo album với các hiệu ứng hoạt hình.
D. Phần mềm trình chiếu cũng giống hoàn toàn như phần mềm soạn thảo văn bản.

Câu 5. Phần mềm trình chiếu có chức năng:

A. Chỉ tạo bài trình chiếu.
B. Chỉ hiển thị các trang nội dung trên màn hình.
C. Tạo bài trình chiếu và hiển thị nội dung các trang chiếu trên màn hình hoặc màn chiếu.
D. Chỉ để xử lí đồ họa.

Câu 6. Để chèn hình ảnh vào Slide ta thực hiện:

A.Vào menu Format –> Picture
B. Vào menu View –> Picture
C. Vào menu Edit –> Picture
D. Vào menu Insert –> Picture

Câu 7. Để tăng bậc phân cấp, em đặt con trỏ ở đầu dòng cần tạo cấu trúc phân cấp (nếu cần tạo cấu trúc phân cấp giống nhau cho nhiều dòng thì dùng chuột chọn các dòng) rồi nhấn phím:

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý Sở GD&ĐT Ninh Bình Đề thi minh họa môn Vật lý

A. Shift.
B. Tab.
C. Alt.
D. Ctrl.

Câu 8. Để chọn màu nền hoặc hình ảnh cho trang chiếu ta thực hiện:

A. Vào FormatBackground.
B. Vào FormatSlide Design.
C. Vào FormatSlide Layout.
D. Kích biểu tượng Fill Color.

Câu 9. Trong PowerPoint, em mở thẻ nào để định dạng văn bản?

A. Home.
B. Insert.
C. Design.
D. View.

Câu 10. Trong PowerPoint, em mở thẻ nào để hiển thị các mẫu định dạng?

A. File.
B. Insert.
C.Design.
D. Animations.

Câu 11. Trong PowerPoint, sau khi chọn hình ảnh, em mở thẻ nào để định dạng hình ảnh?

A. Home.
B. Format.
C. Design.
D. View.

Câu 12. Trong PowerPoint, cách nào sau đây không là cách chèn hình ảnh vào trang chiếu?

A.Chọn Insert/Pictures.
B. Chọn Insert/Online Pictures.
C. Sử dụng lệnh Copy và Paste.
D. Chọn Design, sau đó chọn mẫu trong Themes.

Câu 13. Chọn phương án sai. Sử dụng các công cụ định dạng hình ảnh trên trang chiếu để:

A.Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.
B. Thay đổi lớp, cắt hình, quay hình, …
C. Thêm đường viền tạo khung cho hình ảnh.
D. Thay đổi nội dung hình ảnh.

Câu 14. Chọn phát biểu sai:

A. Hiệu ứng động giúp bài trình chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.
B. Hiệu ứng động giúp bài trình chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.
C. Hiệu ứng động là các hiệu ứng được tạo ra bởi việc đưa các đoạn phim và âm thanh vào bài trình chiếu.
D. Hiệu ứng động là cách thức và thời điểm xuất hiện của các trang chiếu và đối tượng trên trang chiếu.

Câu 15. Phần mềm bảng tính có chức năng chính là gì? Chọn phương án đúng nhất:

A. Quản trị dữ liệu.
B. Soạn thảo văn bản và quản trị dữ liệu.
C. Nhập và xử lí dữ liệu dưới dạng bảng.
D. Nhập và tính toán giống như máy tính cầm tay Casio.

Câu 16. Vùng dữ liệu trên bảng tính có hình gì?

A. Hình tam giác.
B. Hình chữ nhật.
C. Hình tròn.
D. Có thể là hình bất kì.

Câu 17. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Một bảng tính có thể chứa nhiều trang tính.
B. Mỗi bảng tính chỉ chứa một trang tính.
C. Mỗi trang tính bao gồm nhiều bảng tính.
D. Mỗi trang tính chỉ chứa một bảng tính.

Câu 18. Thế nào là ô dữ liệu trên bảng tính?

A. Là giao của một hàng và một cột.
B. Là một vùng trên bảng tính.
C. Là giao của nhiều hàng và nhiều cột.
D. Là một ô dữ liệu bất kỳ trên bảng tính.

Câu 19. Một vùng dữ liệu trên bảng tính bao gồm m hàng và n cột sẽ có bao nhiêu ô dữ liệu?

A. m+n
B. 2(m+n).
C. mn.
D. 2(mn).

Câu 20. Ô A5 là giao của hàng và cột nào?

A. Hàng A, cột 5
B. Hàng 5, cột A
C. Hàng A
D. Cột 5

Câu 21. Khi nhập văn bản vào ô tính thì dữ liệu được tự động:

A. Căn trái.
B. Căn phải.
C. Căn giữa.
D. Căn đều hai bên.

Câu 22. Công thức được nhập vào bảng tính với mục đích gì?

A. Căn chỉnh hàng cho đẹp.
B. Tính toán.
C. Thuận tiện khi nhập dữ liệu.
D. Dễ căn chỉnh.

Câu 23. Công thức khi nhập vào ô tính sẽ căn như thế nào?

A. Luôn căn trái.
B. Luôn căn phải.
C. Luôn căn giữa.
D. Tùy thuộc vào kết quả tính toán của công thức là số, văn bản hay ngày tháng.

Câu 24. Nếu nhập công thức không đúng cú pháp thì phần mềm xử lí như thế nào?

A. Phần mềm thông báo lỗi.
B. Phần mềm bỏ qua và coi đó không là công thức.
C. Phần mềm tự động sửa lỗi công thức.
D. Phần mềm không có thông báo gì.

Câu 25. Để tính giá trị trung bình của ô A1, B1, C1 các cách tính nào sau đây là đúng:

A. =Sum (A1+B1+C1)
B. =Average(A1,B1,C1)
C. =Average (A1,B1,C1.)
D. = Average(A1;B1;C1)

………….

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 7 sách Cánh diều

Câu 1. Sắp xếp các bước nhập công thức cho đúng?

1. Nhập biểu thức số học.

2. Nhấn Enter để nhận kết quả.

3. Chọn một ô bất kì trong trang tính.

4. Gõ nhập dấu bằng =

A. 4 – 3 – 2 – 1.
B. 3 – 4 – 1 – 2.
C. 1 – 2 – 3 – 4.
D. 2 – 1 – 3 – 4.

Câu 2. Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng (+), gọi là gì?

A. Tay cầm
B. Tay nắm
C. Tay phải
D. Tay trái.

Câu 3. Hàm SUM dùng để:

A. Tính tổng
B. Tính trung bình cộng
C. Xác định giá trị lớn nhất
D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 4. Danh sách đầu vào có thể là gì?

A. Dãy số liệu trực tiếp
B. Địa chỉ một ô
C. Dãy địa chỉ ô, khối ô
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5. Để thực hiện lệnh in ta dùng tổ hợp phím gì?

A. Ctrl + E
B. Ctrl + G
C. Ctrl + P
D. Ctrl + H

Câu 6. Đâu là nhận định đúng?

A. Trang chiếu chỉ hiển thị được văn bản.
B. Trang chiếu có thể hiển thị văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, biểu đồ.
C. Trang chiếu chỉ hiển thị được hình ảnh.
D. Trang chiếu chỉ hiển thị được âm thanh.

Câu 7. Trong dải lệnh Hoem, các lệnh trong nhóm nào để căn lề, giãn dòng?

A. Font.
B. Paragraph.
C. Drawing.
D. Editing.

Câu 8. Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng cho đối tượng trên trang chiếu?

A. Home
B. Animations
C. Insert
D. Design

Câu 9. Có thể thực hiện tìm kiếm tuần tự khi nào?

A. Khi dãy sắp xếp thứ tự.
B. Khi dãy không sắp xếp thứ tự.
C. Tất cả ý A và B đều sai.
D. Tất cả ý A và B đều đúng.

Câu 10. Trong các bài toán sau bài toán nào có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự:

A. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tìm xem số 34 có trong dãy này không.
B. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tìm xem số 45 ở vị trí nào trong dãy.
C. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tính tổng các phần tử trong dãy.
D. Cả A và B

Tham khảo thêm:   Thông tư 72/2017/TT-BTC Quản lý sử dụng khoản thu hoạt động quản lý dự án chủ đầu tư

Câu 11. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm nhị phân?

A. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự và dãy không sắp xếp thứ tự .
B. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho mọi bài toán.
C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự.
D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy không sắp xếp thứ tự.

Câu 12. Cho dãy số 2, 4, 6, 8, 9. Bài toán “Tìm vị trí của số 8 trong dãy”, có phạm vi tìm kiếm là:

A. Nửa dãy đầu.
B. Nửa dãy sau.
C. Tất cả dãy.
D. Không có phạm vi.

Câu 13. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước đầu tiên của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 80 cho phần tử:

A. 11
B. 70
C. 5
D. 39

Câu 14. Cho dãy số 2, 5, 4, 9, 3, 7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau bước thứ nhất ta được dãy số:

A. 9, 4, 5, 2, 3, 7
B. 9, 7, 5, 4, 3, 2
C. 9, 5, 4, 2, 3, 7
D. 2, 5, 4, 9, 3, 7

Câu 15. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi:

A. Đã xét đến phần tử gần cuối cùng của dãy.
B. Các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.
C. Vẫn còn nhiều cặp phần tử liền kề không đúng thứ tự mong muốn.
D. Khi hai phần tử liền kề nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn.

Câu 16. Cho dãy 2, 4, 3, 8, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 8 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 17. Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu gì?

A. #
B. @
C. %
D. =

Câu 18. Kí hiệu các phép toán số học trong Excel nào đúng?

A. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(:)
B. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(/)
C. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(/)
D. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(:)

Câu 19. Quy tắc chung viết một hàm trong công thức là?

A. Sau tên cột là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
B. Sau tên hàng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
C. Sau tên hàm là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
D. Sau tên hằng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

Câu 20 Hàm AVERAGE dùng để:

A. Tính tổng
B. Tính trung bình cộng
C. Xác định giá trị lớn nhất
D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 21. Chọn phát biểu đúng?

A. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột, không điều chỉnh được chiều cao của hàng.
B. Có thể điều chỉnh chiều cao của hàng, không điều chỉnh được độ rộng của cột.
C. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.
D. Không thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

Câu 22. Trang tiêu đề là gì?

A. Là trang thứ hai của bài trình chiếu.
B. Là trang thứ ba của bài trình chiếu.
C. Là trang đầu tiên của bài trình chiếu, có tên bài trình bày và tác giả.
D. Là trang thứ tư của bài trình chiếu.

Câu 23. Để chọn sẵn các mẫu (Themes) bài trình chiếu trong phần mềm trình chiếu PowerPoint thì em chọn dải lệnh nào?

A. Home
B. Insert
C. Design
D. Silde Show

Câu 24 Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng chuyển trang chiếu?

A. Home
B. Animations
C. Transitions.
D. Design

Câu 25. Khi nào thì việc tìm kiếm tuần tự được kết thúc giữa chừng của dãy?

A. Khi đã tìm thấy số ở đó.
B. Khi chưa tìm thấy số ở đó.
C. Khi thuật toán kết thúc.
D. Khi thuật toán tạm dừng

Câu 26. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự thao tác được lặp đi lặp lại là:

A. Thao tác so sánh.
B. Thao tác thông báo.
C. Thao tác đếm số lần lặp.
D. Tất cả đều sai.

Câu 27. Cho dãy số 0, 1, 2, 4, 6, 8, 9. Bài toán “Tìm vị trí của số 8 trong dãy” bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân có phần tử giữa ở lần chia đôi đầu tiên là số nào?

A. 4
B. 2
C. 6
D. 8

Câu 28. Trong bài toán tìm kiếm nhị phân, đối với dãy đã sắp xếp tăng dần khi nào phạm vi tìm kiếm nằm ở nửa đầu của dãy:

A. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.
B. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.
C. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử đầu tiên của dãy.
D. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử cuối cùng của dãy.

Câu 29. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước thứ ba của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 52 cho phần tử:

A. 11
B. 20
C. 41
D. 39

Câu 30. Đâu là bài toán sắp xếp trong thực tế?

A. Tính tổng thu nhập bình quân của các hộ dân theo thứ tự giảm dần.
B. Sắp xếp chiều cao của các bạn trong lớp theo thứ tự giảm dần.
C. Tính điểm trung bình môn Tin của từng bạn trong lớp.
D. Tính chi tiêu trong một tháng của một hộ gia đình.

………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Tin học 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tin học 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Tin học 7 sách KNTT, CTST, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *