Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 2 GDCD 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 9 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 9 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối kì 2 GDCD 9 gồm bộ câu hỏi trắc nghiệm, tự luận có đáp án kèm theo. Qua đề cương GDCD 9 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 GDCD 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 9, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 9.

Đề cương học kì 2 GDCD 9 năm 2022 – 2023

I. Trắc nghiệm ôn thi học kì 2 GDCD 9

Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Trong những trường hợp sau đây, người nào phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình:

A. Em bé mầm non lấy trộm đồ chơi của lớp mang về nhà
B. Bệnh nhân tâm thần khi lên cơn đã đập phá tài sản của bệnh viện
C. Một người uống rượu say điều khiển xe máy gây ra tai nạn giao thông.
D. Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có một em bé chạy qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều gười phía sau bị ngã

Câu 2: Trách nhiệm hình sự được áp dụng cho đối tượng nào sau đây?

A. Người có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý của nhà nước.
B. Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Người có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
D. Người có hành vi vi phạm nội quy của tổ chức.

Tham khảo thêm:   Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT Chế độ báo cáo định kỳ thuộc quản lý của Bộ GDĐT

Câu 3: Em tán thành những quan điểm nào sau đây?

A. Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người.
C. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người Việt Nam.
D. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam.

Câu 4: Đối với cá nhân đạo đức góp phần :

A. Tạo ra mái ấm gia đình hạnh phúc
B. Ổn định gia đình
C. Hoàn thiện nhân cách con người
D. Phát triển vững chắc gia đình

Câu 5: Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung là người sống

A. Có đạo đức
B. Tuân theo pháp luật
C. Kỉ luật
D. Lễ phép

Câu 6: Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là

A. Đủ 18- hết 27 tuổi
B. Đủ 18- hết 25 tuổi
C. Đủ 20- hết 27 tuổi
D. Đủ 18- 27 tuổi

Câu 7: Ông A xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước. Ông A đã vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm pháp luật hình sự
B. Vi phạm pháp luật hành chính
C. Vi phạm pháp luật dân sự
D. Vi phạm kỉ luật

Câu 8: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào không đúng?

A. Bất kì ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự
B. Những người tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra
D. Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm pháp luật dân sự.

Câu 9: Những hành vi việc làm nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?

A. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự
B. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định
C. Tự ý chụp ảnh ở các khu vực quân sự
D. Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

Câu 10: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động:

A. Lao động.
B. Dịch vụ
C. Trải nghiệm
D. Hướng nghiệp

Câu 11: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật:

A. Dân sự
B. Hành chính
C. Hình sự
D. Kỉ luật

Câu 12: Độ tuổi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Đủ 16 tuổi trở lên.
B. Đủ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 20 tuổi trở lên
D. Đủ 21 tuổi trở lên

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C B D C A B B A C A C D

II. Bài tập tự luận cuối kì 2 GDCD 9

Câu 1: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Kể 3 việc làm biểu hiện sống có đạo đức và 3 việc làm biểu hiện tuân theo pháp luật của học sinh?

Gợi ý trả lời:

* Sống có đạo đức là : Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức của xã hội.

* Tuân theo pháp luật là: Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật

* HS tự lấy ví dụ việc làm biểu hiện của sống có đạo đức và biểu hiện của tuân theo pháp luật

Câu 2: Bảo vệ tổ quốc là gì? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?

Gợi ý trả lời:

* Bảo vệ Tổ quốc là: Bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

* Là học sinh, em đã và sẽ:

– Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức

– Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.

– Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú

– Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 567/QĐ-TTG Về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020

Câu 3: Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?

* Gợi ý:

– Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu khai phá, bồi đắp mới có được.

– Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính tổ quốc ta.

Câu 4 : Cường là học sinh lớp 9, lười học, ham chơi điện tử. Lúc đầu, cậu dùng tiền ăn sáng để đi chơi, sau đó không đủ, cậu dùng tiền đóng học phí, tiền học thêm. Có lần bí quá, Cường còn lấy cắp tiền của mẹ, của bạn cùng lớp để tiêu xài.

a. Em có nhận xét gì về hành vi của Cường trong tình huống trên?

b. Theo em, Cường phải chịu trách nhiệm pháp lí gì về hành vi do mình gây ra?

Gợi ý:

a. Hs nêu được nhận xét: Cường là hs chưa ngoan, đã vi phạm pháp luật và kỷ luật của nhà trường….

b. Cường phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra:

– Trách nhiệm pháp lí dân sự (bồi thường thiệt hại về số tiền đã lấy cắp của bạn)

– Trách nhiệm kỷ luật (vi phạm nội quy của nhà trường: lười học, lấy cắp tiền của bạn)

c. Từ hành vi của Cường, Hs tự rút ra bài học cho bản thân: Hs tự trả lời

Bài tập 2 : Có một người đang bị công an rượt đuổi. Người đó nhờ em giúp đỡ cất giấu giùm một gói nhỏ và nói “ Giúp giùm tôi một lát tôi hậu tạ, số điện thoại chị đây”.

Em sẽ làm gì trước tình huống đó ? Vì sao làm vậy ?

Em có nhận xét gì về việc làm của người phụ nữ trên?

* Gợi ý:

– Em sẽ kiên quyết không nhận gói hàng đó

– Người phụ nữ đó làm một việc xấu xa, vi phạm pháp luật cần bị pháp luật xử lí.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 2 GDCD 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *