Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân 8 học kì 2 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 8 chuẩn bị thi cuối học kì 2.
Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD lớp 8 bao gồm một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trong tâm kiến thức học kì 2. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 2 GDCD 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 8 năm 2022 – 2023 mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập GDCD lớp 8 học kì 2 năm 2022 – 2023
TRƯỜNG THCS …………….. Tổ Văn- Sử |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: GDCD 8 |
I. TRẮC NGHIỆM
Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước
B. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu toàn xã hội
C. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu các cơ quan Nhà nước
D. Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu của Chính phủ
Câu 2: Từ khi Nhà nước ta ra đời đến nay ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Hiến pháp đầu tiên của nước ta ban hành từ năm nào?
A. 1944
B. 1945
C. 1946
D. 1947
Câu 4: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?
A. Lên án, phê phán, tố cáo.
B. Nêu gương.
C. Học làm theo.
D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Câu 5: Dầu hỏa là:
A. Chất độc hại
B. Chất cháy
C. Chất nổ
D. Vũ khí.
Câu 6: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì?
A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng.
B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng.
C. Mặc kệ coi như không biết.
D. Nhắc nhở công ty X.
Câu 7: Công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần:
A. Nắm được điểm yếu của đối phương
B. Tích cực, năng động, sáng tạo
C. Nắm vững quy định của pháp luật
D. Trung thực, thận trọng, khách quan
Câu 8: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo
D. Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
Câu 9: Những việc làm nào sau đây cần bị phê phán:
A. Tuyên truyền để phòng chống tệ nạn xã hội
B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác
C. Tuyên truyền, vận động để nhân dân không tin vào mê tín dị đoan
D. Tuyên tuyền đoàn kết trong dân.
Câu 10: Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp do cơ quan nào thực hiện?
A. Quốc hội.
B. Toà án nhân dân.
C. Viện kiểm sát nhân dân.
D. Chính phủ.
Câu 11: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo bằng cách nào
A. Nhờ người khác tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
B. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
C. Gọi điện thoại tố cáo tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
D. Nhắn tin qua điện thoại với người có thẩm quyền
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
5 |
C |
A |
B |
A |
D |
A |
B |
A |
B |
A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1 : Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Gợi ý:
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
Câu 2: Trong quyền khiếu nại, tố cáo, nhà nước nghiêm cấm những vấn đề gì? Trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo là gì?
* Gợi ý:
– Nhà nước nghiêm cấm hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng 2 quyền này để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
– Trách nhiệm của công dân:
+ Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung ,quyền khiếu nại tố cáo nói riêng.
– Phải trung thực, khách quan, thận trọng.
– Người khiếu nại, tố cáo không được vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Câu 3 : Hiến pháp là gì? Hiến pháp quy định những nội dung nào?
* Gợi ý:
– Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước ta, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp không được trái với Hiến pháp.
– Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước như:
+ Bản chất nhà nước.
+ Chế độ chính trị.
+ Chế độ kinh tế.
+ Chính sách văn hóa xã hội.
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây: thấy hành vi tham ô tài sản; bị cơ quan kỉ luật oan; vận chuyển ma tuý; không được nâng lương đúng kì hạn
– Quyền khiếu nại sử dụng trong trong trường hợp? Quyền tố cáo sử dụng trong trường hợp nào?
* Gợi ý:
– Khiếu nại trong trường hợp: bị cơ quan kỉ luật oan, không được nâng lương đúng kì hạn
– Tố cáo trong trường hợp: thấy hành vi tham ô tài sản, vận chuyển ma tuý.
Câu 5: Bài tập tình huống
Cho tình huống sau: Tùng và Minh chơi thân với nhau, lại học cùng lớp nên có gì cũng chia sẻ cho nhau. Một hôm, vào giờ ra chơi, thấy Tùng có nhiều giấy kiểm tra để trong cặp, Minh liền lấy vài tờ. Có bạn nhìn thấy bảo: Sao bạn lại tự tiện lấy giấy kiểm tra của Tùng vậy? Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy. Minh cười nói: Tớ với Tùng chơi thân với nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao
Hỏi:
Em hãy nhận xét việc làm của Minh.
Nếu là bạn của Minh, em sẽ góp ý với Minh như thế nào?
Câu 6: Bài tập tình huống
T là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường chích hút. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 2 GDCD 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.