Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách KNTT, CTST ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024 mang tới bộ đề cương ôn tập sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả như mong muốn.

Với những câu hỏi ôn tập học kì 1, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 môn HĐTN, HN 6 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới:

1. Đề cương học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Chân trời sáng tạo

1.1. Lý thuyết ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

1. Nhà ở đối với con người

  • Nhà ở là nơi cư ngụ của con người tránh các hiện tượng xấu từ thiên nhiên, bảo vệ con người tránh thú dữ, khói bụi từ môi trường,…
  • Nhà ở có vai trò đảm bảo con người tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên và môi trường. Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.
  • Nhà ở có cấu tạo gồm 3 phần: Phần móng nhà, thân nhà, mái nhà.
  • Nhà ở có các khu vực chính trong nhà: nơi tiếp khách, nơi ngủ, ăn uống, nhà bếp và nhà vệ sinh.
  • Ở nước ta có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương. Ví dụ: Nhà ở nông thôn hay thành thị hay miền núi hoặc ven sông sẽ được xây dựng theo các kiểu kiến trúc riêng biệt
  • Vật liệu xây dựng là tất cả các loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà và các công trình khác. Vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ, cát,…) và vật liệu nhân tạo (xi măng, sắt, thép,…)
  • Quy trình xây dựng ngôi nhà: Chuẩn bị xây dựng nhà – Thi công xây dựng ngôi nhà – Hoàn thiện ngôi nhà

2. Sử dụng năng lượng trong gia đình

  • Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà như: năng lượng điện, chất đốt, mặt trời,…
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Sử dụng tiết kiệm chất đốt và năng lượng

3. Ngôi nhà thông minh

– Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động cho các thiết bị trong nhà tự động hoạt động theo ý muốn của người sử dụng.

– Đặc điểm của ngôi nhà thông minh:

  • Tiện ích: có hệ thống điều khiển các đồ dùng điện của ngôi nhà tự động hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn
  • An ninh, an toàn: có thể giám sát ngôi nhà và điều khiển các đồ dùng điện trong nhà từ xa bằng phần mềm cài đặt trên điện thoại, máy tính bảng hoặc từ máy tính xách tay.
  • Tiết kiệm năng lượng: tận dụng tối đa năng lượng từ gió tự nhiên và ánh sáng mặt trời.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Đồng dao mùa xuân - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 40 sách Kết nối tri thức tập 1

4. Bảo quản và chế biến thực phẩm

a. Thực phẩm và dinh dưỡng

– Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, có 4 nhóm thức ăn:

  • Nhóm giàu chất đạm
  • Nhóm giàu chất đường, bột
  • Nhóm giàu chất béo
  • Nhóm giàu vitamin, chất khoáng

– Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa hoặc thiếu đều có hại cho sức khoẻ.

– Chế độ ăn uống khoa học:

  • Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
  • Phân chia số bữa ăn hợp lí

– Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí:

  • Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
  • Chi phí của bữa ăn
  • Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

b. Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

– Bảo quản thực phẩm

  • Việc bảo quản có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.
  • Thực phẩm có thể được bảo quản bằng nhiều phương pháp như: phơi khô hoặc sấy khô, ướp lạnh, cấp đông, ngâm giấm, ngâm đường, ướp muối, muối chua, hút chân không,…
  • Tùy từng loại thực phẩm và điều kiện bảo quản, người sử dụng có thể lựa chọn phương pháp bảo quản cho phù hợp.

– Chế biến thực phẩm

  • Việc chế biến giúp thực phẩm trở nên dễ tiêu hoá, an toàn và thơm ngon hơn. Các phương pháp chế biến thực phẩm làm phong phú bữa ăn cho con người.
  • Chế biến thực phẩm bao gồm hai phương pháp: chế biến sự dụng nhiệt và chế biến không sử dụng nhiệt.

1.2. Bài tập ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Câu 1: Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở:

A. Nhà ở
B. Công viên
C. Sân Vận động
D. Công ty.

Câu 2: Kiểu nhà nào dưới đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?

A. Nhà chung cư.
B. Nhà sàn.
C. Nhà nông thôn truyền thống.
D. Nhà mặt phố.

Câu 3: Chỗ ngủ, nghỉ thường được bố trí như sau

A. Rộng rãi, trang nghiêm.
B. Riêng biệt, ồn ào.
C. Riêng biệt, yên tĩnh.
D. Trang trọng, ấm áp.

Câu 4: Xây dựng những ngôi nhà lớn, nhiều tầng cần sử dụng các vật liệu chính như:

A. Tre, nứa, lá.
B. đất sét, tre, lá.
C. Gỗ, lá dừa, trúc.
D. Xi măng, thép, đá.

Câu 5: Quy trình xây dựng nhà là:

A. Chuẩn bị → thi công → hoàn thiện.
B. Thi công → chuẩn bị → hoàn thiện.
C. Hoàn thiện → thi công → chuẩn bị
D. Thi công → hoàn thiện → chuẩn bị.

Câu 6: Nhà ở có đặc điểm chung về

A. kiến trúc và màu sắc.
B. cấu tạo và phân chia các khu vực chức năng.
C. vật liệu xây dựng và cấu tạo.
D. kiến trúc và phân chia các khu vực chức năng.

Câu 7: Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

A. Tây Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du Bắc Bộ.

Câu 8: Biện pháp nào sau đây giúp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình

A. Sử dụng điện mọi lúc, mọi nơi không cần tắt các đồ dùng điện.
B. Thường xuyên dọn dẹp nhà ở sạch sẽ.
C. Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng điện ở mức tối đa.
D. Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.

Câu 9: Chỗ sinh hoạt chung là nơi

A. Nên rộng rãi, thoáng mát, đẹp.
B. Cần trang trọng và kín đáo.
C. Nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn.
D. Nơi riêng biệt, đẹp, yên tĩnh.

Câu 10: Nhà ở có vai trò vật chất vì:

A. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực.
B. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước tác động của thời tiết.
C. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác thân thuộc.
D. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

Tham khảo thêm:   Dạy bé phân biệt cao thấp

Câu 11: Cấu trúc nhà ở gồm mấy phần:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 12: Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì:

A. Để mọi thành viên trong gia đình sống mạnh khoẻ, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
B. Để tiết kiệm thời gian khi tìm đồ vật.
C. Giúp cho các thành viên trong gia đình cảm thấy dễ chịu.
D. Câu A và B

Câu 13: Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo những yêu cầu nào?

A. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
B. Phân chia số bữa ăn hợp lí
C. Không có nguyên tắc nào cả
D. A và B đều đúng

Câu 14: Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây?

A. Rau, củ, quả
B. Dầu, mỡ
C. Thịt, cá
D. Muối

Câu 15: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào?

A. Nhóm giàu chất béo
B. Nhóm giàu chất xơ
C. Nhóm giàu chất đường bột
D. Nhóm giàu chất đạm

Câu 16: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?

A. Trộn hỗn hợp
B. Luộc
C. Trộn dầu giấm
D. Muối chua

Câu 17: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Ném rán
B. Rau xào
C. Thịt lợn rang
D. Thịt kho

Câu 18: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm là gì?

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh
B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng
C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 19: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 20: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu?

A. Thừa chất đạm
B. Thiếu chất đường bột
C. Thiếu chất đạm trầm trọng
D. Thiếu chất béo

2. Đề cương học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Kết nối tri thức

2.1. Nội dung ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

a. Ôn tập và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng mà bản thân thu nhận được sau mỗi chủ đề ở phần đánh giá chủ đề. Cụ thể:

  • Chủ đề 1: Em với nhà trường
  • Chủ đề 2: Khám phá bản thân
  • Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân
  • Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân

b. Một số câu hỏi mẫu:

  • Góc học tập của em là gì? Em đã làm gì để góc học tập của mình gọn gàng, ngăn nắp?
  • Theo em có cần thiết phải chăm sóc dáng vẻ bên ngoài hay không? Vì sao? Em đã làm gì để tự chăm sóc dáng vẻ bên ngoài của bản thân mình?
  • Kể tên một số loại thiên tai mà em biết. Em hãy xác định những việc mình cần phải làm để bảo vệ bản thân khi có một trong các thiên tai đó xảy ra?
  • Em suy nghĩ thế nào về quan niệm sau: “Học sinh lớp 6 chỉ cần tập trung việc học, không cần làm việc nhà”. Bản thân em đã làm những công việc gì để phụ giúp gia đình, cảm giác của em như thế nào khi thực hiện những công việc đó.
  • Em hãy nhận diện một số vấn đề thường nảy sinh trong gia đình và theo em những điều nên, không nên khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
  • Em hãy nêu những lời nói và hành động em đã thực hiện để thể hiện sự động viên, chăm sóc người thân trong gia đình. Theo em nó có quan trọng không? Tại sao?

2.2. Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

A. Trắc nghiệm: Hãy chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau

Tham khảo thêm:   Trình bày về một vườn quốc gia của Cộng hòa Nam Phi Địa lí 11 Bài 30 Kết nối tri thức

Câu 1: Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?

A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.
B. Nghe nhạc bằng tai nghe.
C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.

Câu 2: Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?

A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ

Câu 3: Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ?

A. Tức giận, quát mắng em
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em

Câu 4: Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức

Câu 5: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?

A. Cởi mở, chân thành với các bạn
B. Thẳng thắn, nhưng tế nhị trong góp ý
C. Đố kị, ganh đua
D. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ cho nhau

Câu 6: Hiện tượng nào không phải là thiên tai?

A. Trời quang, mây tạnh
B. Hạn hán
C. Bão, lũ quét
D. Động đất

Câu 7: Thế nào được gọi là đức tính đặc trưng của một người

A: Là điểm tốt nổi bật nhất của một người. Nó thể hiện qua thái độ, hành vi, hành động tự giác, cách ứng xử của người đó.
B: Là điểm tốt nổi bật nhất của một người.
C: Là điểm tốt nổi bật nhất của một người. Nó thể hiện qua cách ứng xử của người đó.
D: Là điểm tốt nổi bật nhất của một người. Nó thể hiện qua hành động, việc làm của người đó.

Câu 8: Bạn Lan khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Lan em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?

A. Chê bai bạn, kể xấu bạn
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo

Câu 9: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô?

A. Không lắng nghe thầy cô
B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết
C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô
D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô

Câu 10: Để thể hiện khả năng, sở thích của bản thân cần phải?

A. Lúc nào cảm thấy thích thì mới làm
B. Không dám bộc lộ khả năng
C. Khoe khoang về khả năng của mình
D. Tự tin về khả năng và sở thích lành mạnh của bản thân

….

2.3. Ma trận kiểm tra cuối kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 – Năm học 2023 – 2024
MÔN : HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 6
Hình thức kiểm tra: Tự luận

TT Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số ý Điểm
Số ý ĐIỂM Số ý ĐIỂM Số ý ĐIỂM Số ý ĐIỂM

1

Chủ để 2. Khám phá bản thân

1

1.0

1

1.0

1

0.5

1

0.5

4

3.0

2

Chủ đề 3. Trách nhiệm với bản thân

1

1.0

1

0.5

1

0.5

3

2.0

3

Chủ đề 4. Rèn luyện bản thân

1

1.0

1

1.0

1

0.5

1

0.5

4

3.0

4

Chủ đề 5. Em với gia đình

1

1.0

1

0.5

1

0.5

3

2.0

Tổng số ý

4

4

4

2

14

10.0

Tổng cộng điểm

4.0

3.0

2.0

1.0

10.0

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách KNTT, CTST của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *