Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối kì 1 GDCD 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập GDCD 12 học kì 1 năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao.

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 12 bao gồm 18 trang tổng hợp kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm trong tâm theo từng chủ đề rất chi tiết cụ thể. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 GDCD 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 GDCD 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12, đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 12.

Đề cương ôn tập GDCD 12 học kì 1 năm 2023 – 2024

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KIẾN THỨC CƠ BẢN:

CHỦ ĐỀ 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

NỘI DUNG I. Khái niệm pháp luật

1. Pháp luật là gì?

– Khái niệm pháp luật?

– Nội dung khái niệm pháp luật?

2. Đặc trưng của pháp luật

– Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

– Tại sao nói, pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung?

– Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật?

– Phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

3. Bản chất của pháp luật

– Vì sao nói, pháp luật mang bản chất giai cấp ? Phân biệt bản chất giai cấp của pháp luật nói chung với pháp luật XHCN (nước ta)

– Thế nào là bản chất xã hội của pháp luật?

4. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

Nguồn gốc – Nội dung – Hình thức thể hiện – Phương thức tác động

NỘI DUNG 2 . Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

1. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

– Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?

– Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?

2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

– Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

– Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp.

NỘI DUNG III. Thực hiện pháp luật

I. Khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích của con người làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

– Thế nào là hành vi hợp pháp?

– Có mấy cách xử sự khi thực hiện pháp luật?

– Phân biệt xử sự chủ động và thụ động?

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

– Trong khoa học pháp lý, có 4 hình thức thực hiện pháp luật?

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Tin học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình môn Tin học 4 tích hợp STEM

– Điểm giống và khác nhau giữa 4 hình thức.

II – Vi phạm pháp luật

1. Vi phạm pháp luật?

2. Các dấu hiệu vi phạm pháp luật?

– Tại sao nói, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật?

– Em hiểu thế nào về năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể?

– Lỗi có mấy loại, được biểu hiện dưới những hình thức nào? Lỗi cố ý và lỗi vô ý?

3. Các loại vi phạm pháp luật

– Các loại vi phạm pháp luật (VPPL)?

– Loại VPPL nào là nghiêm trọng nhất?

– Chủ thể và mối quan hệ xâm phạm của từng loại vi phạm ?

III – Trách nhiệm pháp lý

1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý (TNPL)?

2. Các loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý được chia thành mấy loại?

Tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật là các loại TNPL nào?

– Trách nhiệm hình sự ? – Trách nhiệm hành chính?

– Trách nhiệm dân sự? – Trách nhiệm kỷ luật?

CHỦ ĐỀ 2: QUYỀN BÌNH ĐẲNG

NỘI DUNG I. Quyền bình đẳng của công dân

– Thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật?

– Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

– Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

– Trách nhiệm của Nhà nước.

1. Bình đẳng trước pháp luật?

2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

– Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

– Giải quyết tình huống để HS nắm được một số nội dung cần chú ý:

(1) Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng, là bằng nhau, ngang nhau trong
mọi trường hợp.

(2) Công dân được hưởng quyền bình đẳng như nhau nhưng khả năng thực hiện quyền bình đẳng lại khác nhau.

3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

– Thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?

– Mọi công dân dù ở cương vị nào, nếu vi phạm pháp luật cũng, đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công
dân trước pháp luật

NỘI DUNG II: quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

I. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

1. Bình đẳng giữa vợ và chồng?

Bình đẳng trong quan hệ nhân thân và trong quan hệ tài sản

– Trong quan hệ nhân thân?

– Trong quan hệ tài sản?

2. Bình đẳng giữa cha mẹ và con?

3. Bình đẳng giữa anh chị em?

4. Bình đẳng giữa ông bà và cháu?

II. Bình đẳng trong lao động

1. Bình đẳng giữa các công dân trong việc thực hiện quyền lao động?

2. Bình đẳng người sử dụng lao động và người lao động trong giao kết hợp đồng lao động?

– Hợp đồng lao động là gì?

– Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?

– Giải quyết tình huống.

3. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?

– Khái niệm? Nội dung?

– Giải quyết tình huống.

III. Bình đẳng trong kinh doanh:

– Khái niệm? Nội dung?

– Giải quyết tình huống.

NỘI DUNG III: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

– Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta

– Đường lối, chính sách của Đảng về bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Tham khảo thêm:   Ngân hàng câu hỏi tập huấn Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 2 môn Toán

– Khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

– Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

– Khái niệm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

– Chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây rối trật tự công cộng, làm tổn hại đến an ninh quốc gia.

– Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

B. LUYỆN TẬP:

BÀI 1: PHÁP LUẬT VỚI ĐỜI SỐNG

I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

1. Khái niệm pháp luật

Câu 1. Pháp luật là hệ thống các

A. qui tắc xử sự chung.
B. quy định chung.
C. quy tắc ứng xử chung.
D. chuẩn mực chung.

Câu 2. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quy định.
B. Quy chế.
C. Pháp luật.
D. Quy tắc.

Câu 3. Mỗi quy tắc xử sự được thể hiện thành

A. một quy phạm pháp luật.
B. một số quy định pháp luật.
C. nhiều quy định pháp luật.
D. nhiều quy phạm pháp luật.

Câu 4. Pháp luật gồm những đặc trưng nào?

A. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung, tính khoa học, nhân đạo và quần chúng rộng rãi.
C. Tính quy phạm phổ biến, nhân đạo, quần chúng rộng rãi và tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn, tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 5. Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn xã hội.

II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

2. Bản chất của pháp luật

Câu 1. Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?

A. Pháp do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. Pháp do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
C. Pháp luật bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
D. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

Câu 2. Để buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt việc làm trái pháp luật, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực

A. có tính cưỡng chế.
B. có tính giáo dục.
C. để giáo dục họ và răn đe người khác.
D. để họ chấm dứt việc vi phạm.

Câu 3. Khẳng định nào dưới đây không thể hiển bản chất giai cấp của pháp luật?

A. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
B. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
C. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
D. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa

Câu 4. Việc nhà nước quy định giá đối với một số mặt hàng được xem là chiến lược phát triển của đất nước nhằm mục đích gì?

A. Định hướng cho nền kinh tế, phù hợp với ý chí của mình.
B. Bảo vệ quyền lợi cho nhà nước.
C. Bảo vệ quyền lợi cho mọi người.
D. Độc quyền về kinh tế.

III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP Đặc trưng của pháp luật

Câu 1. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, cụm từ “Mọi công dân” trong câu trên thể hiện đặc trưng nào sau đây?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn xã hội.

Câu 2. Theo Nghị định 46/CP, công dân không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100. 000đ – 200. 000đ. Hình thức xử phạt trên thể hiện

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn xã hội.

Câu 3. Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn xã hội.

IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO

Đặc trưng của pháp luật

Câu 1. Bạn A thắc mắc, tại sao mọi quy định trong Luật kinh doanh đều phù hợp với nội dung “Mọi công dân đều có quyền kinh doanh mọi ngành nghề pháp luật không cấm” trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào sau đây để giải thích cho bạn?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn xã hội.

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Câu 1: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có

A. mục tiêu.
B. định hướng.
C. mục đích.
D. ý thức.

Câu 2: Vi phạm hình sự là hành vi

A. rất nguy hiểm cho xã hội.
B. nguy hiểm cho xã hội.
C. tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Câu 3: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ

A. lao động, công vụ nhà nước.
B. kinh tế tài chính.
C. tài sản và hợp đồng.
D. công dân và xã hội.

Câu 4: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ

A. chính trị.
B. đạo đức
C. pháp luật.
D. xã hội.

Câu 5: Nghĩa vụ mà các cá nhân và tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là trách nhiệm

A. pháp lí.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. hình sự.

. . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương GDCD lớp 12 học kì 1 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối kì 1 GDCD 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *