Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối học kì 1 lớp 9 môn Công nghệ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập, đề thi minh họa trước khi bước vào kì thi chính thức.

Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 9 bao gồm kiến thức lý thuyết ma trận đề thi kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Công nghệ 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 9, đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Toán 9.

I. Giới hạn nội dung ôn thi cuối học kì 1 Công nghệ 9

A. LÝ THUYẾT:

1. Vai trò, đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.

2. Phân loại và cấu tạo của các loại dây dẩn điện.

3. Nêu các loại dụng cụ điện và chức năng của chúng.

4. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng và công tơ điện.

5. Nêu yêu cầu và quy trình thực hiện nối dây dẩn điện.

6. Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của các mạch điện đơn giản ở mạng điện trong nhà.

B. THỰC HÀNH:

1. Thực hiện nối dây dẩn điện

2. Mắc bảng điện gồm 1 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt.

II. Trắc nghiệm ôn thi cuối kì 1 Công nghệ 9

I. Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng là:

A. Lắp đặt thiết bị điện.
B. Các thiết bị điện.
C. Các đồ dùng điện.
D. Thường đi lưu động.

Câu 2. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là:

A. Lắp đặt mạng điện Công nghệ hoạt.
B. Sửa chữa đồ dùng điện.
C. Dụng cụ làm việc của nghề điện.
D. Làm việc trong nhà.

Câu 3. Đồng hồ đo điện đo điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện là:

A. Vôn kế.
B. Đồng hồ vạn năng.
C. Công tơ điện.
D. Oát kế.

Câu 4. Đồng hồ đo điện đo điện trở mạch điện là:

A. Vôn kế.
B. Ampe kế.
C. Oát kế.
D. Ôm kế.

Câu 5. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:

A. Công việc nhẹ nhàng
B. Chỉ làm ngoài trời
C. Làm việc trên cao
D. Chỉ làm trong nhà

Câu 6: Vật liệu điện được dùng trong lắp đặt mạng điện gồm:

A. Dây cáp điện
B. Dây dẫn điện
C. Vật liệu cách điện
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Vật liệu nào được dùng để truyền tải và phân phối điện năng đến đồ dùng điện:

A. Dây cáp điện
B. Dây dẫn điện
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 8: Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện chia làm mấy loại?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 9: Dựa vào số sợi của lõi, dây dẫn điện chia làm những loại nào?

A. Dây lõi 1 sơi.
B. Dây lõi nhiều sợi
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Dùng dụng cụ nào để lắp thiết bị điện vào bảng điện?

A. Thước cặp.
B. Kìm.
C. Kéo.
D. Tua vít.

Câu 11: Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện cần chú ý những gì?

A. Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện dây dẫn
B. Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

Tham khảo thêm:   Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 43

Câu 12: Hãy cho biết V là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?

A. Vôn kế
B. Công tơ điện
C. Oát kế
D. Đáp án khác

Câu 13. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng là :

A. Sửa chữa thiết bị điện.
B. Làm việc trên cao.
C. Sửa chữa đồ dùng điện.
D. Vật liệu điện.

Câu 14: Đâu không phải là tên dụng cụ cơ khí?

A. Thước
B. Panme
C. Đồng hồ vạn năng
D. Búa

Câu 15: Khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng phải bắt đầu từ thang đo:

A. Lớn nhất
B. Nhỏ nhất
C. Bất kì
D. Đáp án khác

Câu 16: Panme là dụng cụ cơ khí dùng để:

A. Đo chiều dài dây điện
B. Đo đường kính dây điện
C. Đo chính xác đường kính dây điện
D. Đo kích thước lỗ luồn dây điện

Câu 17: Công dụng của kìm là:

A. Cắt dây dẫn
B. Tuốt dây dẫn
C. Giữ dây dẫn khi nối
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Các bước đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện là:

A. Đọc và giải thích kí hiệu ghi trên mặt công tơ điện
B. Nối mạch điện thực hành
C. Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Dùng dụng cụ nào khoan lỗ bảng điện ?

A. Đục.
B. Lỗ khoan.
C. Khoan.
D. Kìm.

Câu 20. Dụng dụng cụ nào vạch dấu bảng điện?

A. Thước đo góc.
B. Thước lá.
C. Tua vít.
D. Khoan.

Câu 21: Yêu cầu của vật liệu cách điện là:

A. Cách điện cao
B. Chịu nhiệt tốt
C. Chống ẩm tốt và độ bền cơ học cao
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 23: Đồng hồ vạn năng thực hiện chức năng của:

A. Ampe kế
B. Vôn kế
C. Ôm kế
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24: Khi thực hiện nối dây dẫn điện, yêu cầu mối nối là:

A. Dẫn điện tốt
B. Độ bền cơ học cao
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 25: Tên các loại mối nối dây dẫn điện là:

A. Mối nối thẳng
B. Mối nối phân nhánh
C. Mối nối dùng phụ kiện
D. Cả 3 đáp án trên

II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câusau:

Câu26: Mối nối phân nhánh gồm: Nối phân nhánh dây dẫn lõi nhiều sợi và……….

Câu 27: Mối nối cầu chì với dây dẫn là mối nối

Câu 28: Lắp đặt mạch điện bảng điện được tiến hành theo quy trình sau:

Vạch dấu → Khoan lỗ bảng điện →……………→ Kiểm tra.

Câu 29: Mối nối thẳng gồm: nối nối tiếp dây dẫn lõi một sợi và……………………………………..

Câu 30: Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang được tiến hành theo quy trình sau:

Vạch dấu →…………………….→ Lắp thiết bị điện của bảng điện → Nối dây mạch điện→  Kiểm tra…………….

Câu 31: Kiểm tra thiết bị điện là tiến hành kiểm tra:

A. Cầu dao, công tắc
B. Cầu chì
C. Ổ cắm điện và phích cắm điện
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 32: Kiểm tra cầu chì lưu ý mấy điểm chính?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 33: Những điểm cần lưu ý khi kiểm tra cầu chì là:

A. Cầu chì lắp đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị và đồ dùng điện
B. Cầu chì phải có nắp che, không để hở
C. Kiểm tra số liệu định mức có phù hợp với yêu cầu làm việc của mạng điện
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 34: Khi kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà được tiến hành khi:

A. Kiểm tra cầu chì
B. Đã cắt điện nguồn vào nhà
C. Không cần cắt điện nguồn
D. Chỉ cần kiểm tra dây dẫn

Câu 35: Hiện tượng vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ thì chúng ta khắc phục bằng cách nào?

A. Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ
C. Thay công tắc mới
B. Sử dụng tua vít vặn chặn các ốc, vít lại
D. Cả A và B đều đúng

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán Tiếng Anh lớp 4 vòng 3 năm 2015 - 2016 Đề thi và đáp án Violympic Toán tiếng Anh lớp 4

Câu 36: Khi các mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng, chúng ta khắc phục bằng cách:

A. Dùng tô vít để vặn lại cho chặt hơn
B. Mua mới công tắc
C. Tắt cầu giao, tháo công tắc và dùng tô vít để nối lại cho chắc chắn
D. Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ

Câu 37: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần:

A. Kiểm tra mạng điện theo định kì
B. Thay thế thiết bị hư hỏng
C. Sửa chữa thiết bị hư hỏng
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 38: Đâu KHÔNG phải là việc làm của kiểm tra đồ dùng điện?

A. Kiểm tra cách điện đồ dùng điện
B. Nối các dây dẫn điện
C. Kiểm tra định kì các đồ dùng điện
D. Dây dẫn không bị hở cách điện, rạn nứt

Câu 39: Dây dẫn điện trong nhà sử dụng loại dây:

A. Dây trần
B. Dây có bọc cách điện
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 40: Thiết bị điện nào dưới đây là thiết bị đóng cắt của mạng điện trong nhà?

A. Cầu dao
B. Cầu chì
C. Ổ cắm điện
D. Phích cắm điện

Câu 41: Hiện tượng ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra, chúng ta khắc phục bằng cách nào?

A. Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ
B. Thay công tắc mới
C. Sử dụng tua vít vặn chặn các ốc, vít lại
D. Cả A và C đều đúng

Câu 42: Tại sao phải thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng?

A. Phòng ngừa các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra
B. Đảm bảo an toàn cho người và tài sản
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 43: Để kiểm tra rò điện của các dụng cụ điện bằng kim loại ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Bút thử điện
B. Kìm
C. Tua vít
D. Tất cả đều đúng

Câu 44: Phát biểu nào sau đây SAI?

A. Không đặt ổ cắm điện ở nơi ẩm ướt
B. Mạng điện dùng nhiều cấp điện áp khác nhau không phải dùng nhiều loại ổ cắm khác nhau
C. Không đặt ổ cắm ở nơi quá nóng
D. Không đặt ổ cắm ở nơi nhiều bụi

Câu 45: Tại sao dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần?

A. Không thuận tiện khi sử dụng
B. Không đạt yêu cầu về mỹ thuật
C. Dây dẫn trần không bền bằng dây dẫn có vỏ bọc
D. Để đảm bảo an toàn điện

III. Bài tập tự luận ôn tập kì 1 Công nghệ 9

Câu 1: Em hãy cho biết nội dung, đối tượng và môi trường lao động của nghề điện dân dụng?

Câu 2: Hãy kể tên và công dụng của các loại đồng hồ đo điện thường dùng?

Tên và công dụng của các dụng cụ cơ khí?

Câu 3: Trình bày cách nối nối tiếp dây dẫn lõi một sợi ?

Câu 4: Nêu cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở cuộn dây dẫn điện và điện trở dây đốt nóng nồi cơm điện?

Câu 5:

a. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn.

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.

……………….

IV. Đề thi minh học học kì 1 Công nghệ 9

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (A, B, C hoặc D)

Câu 1: Dụng cụ dùng để đo đường kính và chiều sâu lỗ là:

A. Thước cặp.
B. Thước dây
C. Thước dài.
D. Thước góc.

Câu 2: Đồng hồ điện được dùng để đo hiệu điện thế của mạch điện là:

A. Oát kế
B. Vôn kế.
C. Ôm kế.
D. Ampe kế.

Câu 3: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:

A. Tiếp xúc với nhiều hoá chất động hại.
B. Làm việc ngoài trời.
C. Thường phải đi lưu động.
D. Làm việc trên cao.

Tham khảo thêm:   Mẫu tờ khai đăng ký sang tên đổi chủ ô tô, xe máy Thủ tục sang tên đổi chủ xe máy, ô tô

Câu 4: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng đo của đồng hồ đo điện?

A. Cường độ dòng điện.
B. Đường kính dây dẫn.
C. Điện trở mạch điện.
D. Điện áp.

Câu 5: Đồng hồ dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện là:

A. Ampe kế.
B. Oát kế.
C. Công tơ điện.
D. Vôn kế.

Câu 6: Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu cách điện:

A. Pu li sứ.
B. Băng dính điện.
C. Nhôm.
D. Cao su.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7 (2 điểm): Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng? Tại sao phải lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp hoặc máy ổn áp điện?

Câu 8 (2 điểm): Em hãy nêu yêu cầu của một mối nối dây dẫn? Những yêu cầu đó thể hiện trong các bước của quy trình nối dây như thế nào?

Câu 9 (3 điểm): Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện em cần phải chú ý điều gì? Vì sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau? Để làm sạch lõi dây dẫn điện em chọn dùng giấy ráp hay dùng lưỡi dao nhỏ? Tại sao em chọn như vậy?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

I. Trắc nghiệm 3 điểm

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
Đáp án A B A B C C

II. Tự luận

Câu 7

a. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng: (1 điểm)

– Lắp đặt mạng điện sản xuất, Công nghệ hoạt.

– Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.

– Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện.

b. Lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp hoặc máy ổn áp điện giúp người sử dụng có thế biết được tình trạng làm việc của mạch điện: Điện áp ra 220V, cường độ dòng điện trong mạch điện là bao nhiêu? (1 điểm)

Câu 8(2 điểm):

a. Yêu cầu của một mối nối dây dẫn (0,5 điểm)

  • dẫn điện tốt.
  • độ bền cơhọc cao.
  • an toàn điện
  • đẹp.

b. Những yêu cầu đó thể hiện trong các bước của quy trình nối dây: (1,5 điểm).

Yêu cầu mối nối

Các bước của quy trình nối dây

a. không được cắt vào lõi

b. các mặt tiếp xúc phải sạch

c. mối nối phải chặt

d. mối nối không có cạnh sắc

e. độ bền cơ học cao

f. an toàn điện

a. bóc vỏ cách điện

b. làm sạch lõi

c. nối dây

d. kiểm tra mối nối

e. hàn mối nối

f. cách điện mối nối

Câu 9 (3 Điểm)

a. Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện cần chú ý: (1 điểm)

Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện.

Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây nối dài.

2. Lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau để dễ dàng trong lắp đặt và sửa chữa. (1 điểm)

3. Để làm sạch lõi dây điện dẫn em chọn dùng giấy ráp. Nếu dùng lưỡi dao có thể gây đứt dây nhỏ, cắt vào lõi dây làm dây không đảm bảo về tính dẫn điện và độ bền cơhọc. (1 điểm)

V. Ma trận đề thi HK1 Công nghệ 9

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

Giới thiệu nghề điện dân dụng

Nêu được các yêu cầu của nghề điện dân dụng.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0đ

20%

1

2,0đ

20%

Nối dây dẫn Nêu được yêu cầu của mối nối và quy trình nối dây dẫn điện.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

3,0đ

30%

1

3,0đ

30%

Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện Nêu được công dụng của đồng hồ đo điện, tính sai số của dụng cụ .

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0đ

20%

1

2,0đ

20%

Lắp mạch điện bảng điện

Vẽ được sơ đồ nguyên lí mạch điện.

Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

0,5

1,5đ

15%

0,5

1,5đ

15%

1

3,0đ

30%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

5,0đ

50%

2

5,0đ

50%

4

10đ

100%

………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối học kì 1 lớp 9 môn Công nghệ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *