Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 9 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Sinh 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 9 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị thi giữa học kì 2.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 9 bao gồm giới hạn lý thuyết kèm theo một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Sinh học 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Sinh học 9 các bạn xem thêm bộ đề thi giữa học kì 2 Văn 9, đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 9.

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Sinh học 9 năm 2022 – 2023

I. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Sinh học 9

Câu 1: Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen? (chươngVI / bài 32

I. Tạo ADN tái tổ hợp

II. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện

III. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút

A. I, II, III
B. III, II, I
C. III, I, II
D. II, III, I

Câu 2: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa , trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là: (Chương VI/ bài 34)

A. 87,5%
B. 75%
C. 25%
D. 18,75%

Câu 3: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, phải trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai F2 là: (Chương VI/ bài 34)

A. 12,5%
B. 25%
C. 50%
D. 75%

Câu 4: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ con lai: (Chương VI/ bài 35)

A. Thứ 1
B. Thứ 2
C. Thứ 3
D. Mọi thế hệ

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Toán 7 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Toán lớp 7

Câu 5: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?(chương VI / bài 35)

A. P: AABbDD X AABbDD
B. P: AaBBDD X Aabbdd
C. P: AAbbDD X aaBBdd
D. P: aabbdd X aabbdd

Câu 6: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?(chương I / bài 41 / mức 3)

A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.

Câu 7: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào? (chương I / bài 42)

A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.
B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.

Câu 8: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt? (Chương 1/ bài 43)

A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.
B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói.
C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.
D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.

Câu 9: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật biến nhiệt? (Chương 1/ bài 43)

A. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.
B. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.
C. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi.
D. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo.

Câu 10: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ? (Chương 1/ bài 44)

A. Hội sinh.
B. Cộng sinh.
C. Ký sinh.
D Cạnh tranh.

Câu 11: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ? (Chương 1/ bài 44)

A. Ký sinh.
B. Cạnh tranh.
C. Hội sinh.
D. Cộng sinh.

Câu 12: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? (Chương 1/ bài 44)

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm hệ sinh thái Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia môn Sinh học

A. Sinh vật ăn sinh vật khác.
B. Hội sinh.
C. Cạnh tranh.
D. Kí sinh.

Câu 13: Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào? (Chương 1/ bài 44)

A. Cộng sinh và cạnh tranh.
B. Hội sinh và cạnh tranh.
C. Hỗ trợ và cạnh tranh.
D. Kí sinh, nửa kí sinh.

Câu 14: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì. (Chương 1/ bài 44)

A. Cạnh tranh .
B. Sinh vật ăn sinh vật khác.
C. Hội sinh.
D. Cộng sinh.

Câu 15: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên? (Chương II/ bài 47)

A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
B. Đàn cá sống ở sông
C. Đàn chim sống trong rừng.
D. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 16: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? (Chương II/ bài 47)

A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam.

Câu 17: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?(Chương II/ bài 49)

A. Một khu rừng
B. Một hồ tự nhiên
C. Một đàn chuột đồng
D. Một ao cá

Câu 18: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là: (Chương II/ bài 49)

A. Sự cân bằng sinh học trong quần xã
B. Sự phát triển của quần xã
C. Sự giảm sút của quần xã
D. Sự bất biến của quần xã

Câu 19: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây:
(Chương II/ bài 50)

A. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ
B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

Câu 20: Trong chuỗi thức ăn sau:

Cây cỏ→ Bọ rùa→ Ếch Rắn →Vi sinh vật

Thì rắn là : (Chương II/ bài 50/ Mức 2)

A. Sinh vật sản xuất
B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1
C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2
D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3

Tham khảo thêm:   Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 10 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) Đề thi học kì

II. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 Sinh học 9

Câu 21: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?

Câu 22.

a). Xây dựng các chuỗi thức ăn các các mắt xích chung.

b). Vẽ sơ đồ lưới thức ăn từ các chuỗi thức ăn đã xây dựng.

Câu 23: Nêu những hậu quả sẽ gặp phải khi chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi?

Câu 24. Giải thích vì sao không dùng con lai F1 (lai kinh tế) để làm giống?

Câu 25.Thế nào là quần thể; quần xã?

Câu 26. Cho các loài sau: sâu; cây cỏ; chuột; cầy; bọ ngựa; rắn. Viết lưới thức ăn bao gồm các sinh vật nói trên.

Câu 27. Trình bày các thao tác lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu.

Câu 28 Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, hổ chim ăn sâu, sâu hại thực vật, vi sinh vật.

a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên?

Câu 29. Trình bày mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài. Mỗi quan hệ lấy 2 ví dụ minh họa.

Câu 30. Ưu thế lai là gì? Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?

Câu 31

a) Giới hạn sinh thái là gì? Cá rô phi Việt Nam phát triển cực thuận ở nhiệt độ bao nhiêu?

b) Trình bày đặc điểm để phân chia các nhóm thực vật dựa vào khả năng thích nghi của chúng với điều kiện chiếu sáng. Mỗi nhóm lấy một ví dụ minh họa.

Câu 32. Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, châu chấu, ếch nhái, dê, gà rừng, cáo, vi sinh vật, mèo rừng, rắn lục đuôi đỏ.

a) Chuỗi thức ăn là gì?

b) Xếp các sinh vật trên theo thành phần của 1 lưới thức ăn. Sau đó xây dựng 1 lưới thức ăn gồm 4 chuỗi thức ăn từ quần xã sinh vật trên.

c) Hiện tượng rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều vào năm ngoái thậm chí chúng bò vào nhà dân làm người dân hoang mang. Các chuyên gia khoa học kết luận rằng đây là hiện tượng mất cân bằng sinh thái. Em hãy giải thích?

CHÚC CÁC CON KHỎE – HỌC TỐT!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 9 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Sinh 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *