Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Văn 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 9 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị thi giữa học kì 2.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 9 bao gồm giới hạn lý thuyết kèm theo đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Văn 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Văn 9 các bạn xem thêm bộ đề thi giữa học kì 2 Văn 9, đề thi giữa kì 2 Toán 9.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 9 năm 2022 – 2023

I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Văn 9

Phần I: Văn bản

1. Sang Thu – Hữu Thỉnh

2. Nói với con – Y Phương

Yêu cầu:

– Nắm chắc những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.

– Nắm được hoàn cảnh sáng, mạch cảm xúc… nội dung, nghệ thuật của các bài thơ.

– Chỉ ra và nêu được tác dụng của các điểm sáng nghệ thuật trong các bài thơ

Phần II: Tiếng Việt

+ Các thành phần biệt lập

+ Các kiểu câu: – Phân theo cấu tạo ngữ pháp

– Phân theo mục đích nói

– Sự biến đổi câu

+ Các biện pháp tu từ

Lưu ý: Phần I và II thuộc về lí thuyết và kiến thức cơ bản, HS tự làm đề cương ôn tập

Phần III: Tập làm văn: Ôn tập văn nghị luận.

A. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng: Bạo lực học đường

Gợi ý: Thế nào là bạo lực học đường?

  • Thực trạng vấn đề bạo lực trong trường học?
  • Hậu quả của bạo lực học đường?
  • Cần làm gì để loại bỏ?

2. Nghị luận về tư tưởng đạo lí:

+ Lòng biết ơn

Gợi ý:. Thế nào là lòng biết ơn?

. Biểu hiện trong cuộc sống?

. Tác dụng/ ý nghĩa của lòng biết ơn

. Chúng ta cần làm gì để nhận rộng?

+ “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”

Gợi ý:

* Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận

* Giải thích từ và cụm từ trong nhận định

– “Học hành” là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết.

– “Rễ đắng” và “quả ngọt” là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.

– Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.

* Phân tích – chứng minh

a. Học hành có những chùm rễ đắng cay

– Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.

– Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan, có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng.

b. Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành

– Nâng cao hiểu biết, giàu có về tri thức và tâm hồn, tự tin trong cuộc sống.

– Mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân, gia đình, nhà trường, quê hương…

-> Phải biết chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp. Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.

* Đánh giá – mở rộng

– Câu nói là một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.

– Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Smashing Simulator X và cách nhập

– Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thành kẻ kém cỏi trong cái nhìn của mọi người.

* Bài học

– Nhận thức: Xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập.

– Hành động: Rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công.

* Khái quát lại vấn đề

B. NGHỊ LUẬN VĂN CHƯƠNG

Kiến thức cần đạt:

SANG THU

(Hữu Thỉnh)

Nội dung:

Khổ 1: Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu

– Bỗng nhận ra: sự phát hiện đầy lí thú và ngạc nhiên của tác giả trước những sự biến đổi của thiên nhiên đất trời đi vào thu

– Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu: Hương ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ

– Tâm trạng, cảm xúc của tác giả: Hình như thu đã về – tác giả chưa thể khẳng định chắc chắn rằng thu đã về mà chỉ là một sự phỏng đoán, xen lẫn trong đó chút mơ hồ hoài nghi

Khổ 2: Quang cảnh đất trời sang thu

– “Sông được lúc dềnh dàng”: lững thững trôi đi, nhẹ nhàng, chậm rãi, thu về là lúc dòng sông được yên bình, nghỉ ngơi

– “Chim bắt đầu vội vã”: những cánh chim mải miết bay đi tìm nơi tránh rét

– Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu”: Một sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ, cho thấy bước chuyển của thời gian, đồng thời, đó cũng là hình ảnh độc đáo, đặc trưng riêng của thiên nhiên lúc giao mùa

Khổ 3: Sự thay đổi âm thầm trong lòng cảnh vật và chiêm nghiệm của nhà thơ

– Vẫn còn nắng, còn sấm, còn mưa những cường độ đã bớt dần lại so với mùa hè

– Chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời;

+ Sấm: những sóng gió, thử thách của cuộc đời

+ Hàng cây đứng tuổi: những con người từng trải, từng va vấp,..

=> Những con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước sóng gió của cuộc đời.

Nghệ thuật

– Sang thu là một tác phẩm với nhừng hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác bâng khuâng trong buổi giao mùa, tạo dấu ấn khó phai trong lòng độc giả

– Kết hợp nhân hóa và ẩn dụ hài hòa

– Nghệ thuật tả thực và lớp nghĩa hàm ẩn

NÓI VỚI CON

(Y Phương)

Nội dung:

Khổ 1: Cội nguồn sinh dưỡng của con

– Cội nguồn gia đình

+ Con lớn lên trong những tháng ngày chờ trông, mong đợi của cha mẹ

+ “Chân phải- chân trái”, “một bước- hai bước”: phép đối tạo âm điệu vui tươi, tạo không khí đầm ấm, hạnh phúc, mỗi nhịp bước của con đều có cha mẹ dang rộng vòng tay che chở

⇒ Đó là tình cảm thiêng liêng mà con luôn phải khắc cốt ghi tâm

– Cội nguồn quê hương

+ Đan lờ (dụng cụ đánh bắt cá), đan lờ cài nan hoa (công việc đã tạo nên vẻ đẹp của con người lao động), vách nhà ken câu hát (cuộc sống hòa với niềm vui): Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua nhiều hình ảnh đẹp đẽ

+ Sử dụng các động từ: “đan”, “ken”, “cài” : vừa diễn tả những động tác cụ thể , khéo léo vừa nói lên cuộc sống gắn bó với niềm vui

+ “Rừng cho hoa”: nhân hóa rừng không chỉ cho gỗ, cho lâm sản mà còn cho hoa=> vẻ đẹp tinh thần

+ “Con đường cho những tấm lòng”: đâu chỉ đãn lối mà còn cho những tấm lòng cao cả tấm lòng cao cả, thủy chung

– Cội nguồn kỉ niệm

– “Nhớ về ngày cưới” chính là nhớ về kỉ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình, một tổ ấm.

– “Ngày đầu tiên đẹp nhất” ấy có thể là ngày cưới của cha mẹ nhưng nó cũng có thể là ngày con chào đời, ngày bố mẹ được hạnh phúc đón chờ con

Tham khảo thêm:   Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh

Khổ 2: Quê hương và gia đình nuôi con khôn lớn

– “Người đồng mình”- những người sống chung trên một miền quê, cùng một dân tộc, “thương lắm”- sự gắn bó yêu thương, đùm bọc

– Người đồng mình có chí khí mạnh mẽ: Nỗi buồn được cụ thể hóa bằng chiều cao, chí được đo bằng độ xa => người đọc có thể cảm nhận nỗi buồn chồng chất trong cuộc sống của họ ⇒ Cuộc sống vẫn nhiều buồn lo cực nhọc nhưng tâm càng sáng chí càng bền, tầm nhìn càng xa càng rộng

– Người đồng mình thủy chung tình nghĩa: “Sống”- khẳng định tâm thế bản lĩnh kiên cường, bất chấp khó khăn gian khổ ⇒ Mặc dù cuộc sống quê hương khó khăn vất vả nhưng họ “không chê”, học vẫn thủy chung với quê hương, gắn bó với quê hương để tạo dựng cuộc sống

– Lối sống phóng khoáng đầy nghị lực

+ So sánh “như sống như suối” : sức sống mãnh liệt, đầy ắp nghĩa tình

+ Dù “lên thác xuỗng ghềnh” nhưng người đồng mình vẫn không lo cực nhọc, vẫn đầy sự yêu mến tự hào về quê hương

– Người đồng mình giàu lòng tự trọng: “Người đồng mình thô sơ da thịt”- họ có thể thô ráp, nói không hay, làm không khéo, làn da mái tóc dãi dầu mưa nắng nhưng phẩm chất bên trong không hề nhỏ bé, tầm thường

– Người đồng mình khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp

+ Người đồng mình tự lực tự cường, xây dựng quê hương bằng bàn tay khối óc

+ Họ xây dựng quê hương, đưa quê hương có thể sánh ngang với các cường quốc năm châu

⇒ Người cha gợi cho con niềm tự hào và khát vọng xây dựng quê hương, kế tục truyền thống đáng tự hào của dân tộc

c. Điều cha mong muốn ở con

– Cha nhắc con “lên đường” là khi con trưởng thành, dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nới nào cũng không bao giờ được sống một cách tầm thường phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí của dân tộc để vững bước

⇒ Qua đó cha thể hiện tình yêu con

⇒ Đó còn là lời của cha anh đi trước nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải vững tin vào cuộc đời để xây dựng quê hương giàu đẹp

Nghệ thuật

– Thể thơ tự do, nhịp điệu vui tươi, các hình ảnh thơ đẹp vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể, thể hiện cách nói đặc trưng của đồng bào miền núi.

– Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.

Dạng đề:

1. Phân tích đoạn thơ hoặc bài thơ

Đề 1: Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Đề 2: Phân tích khổ đầu bài thơ “Nói với con” của Y Phương

2. Dạng đề phân tích đoạn thơ, bài thơ có nhận định.

Đề 1: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu”.

(SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2017)

Bằng sự cảm nhận bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đề 2: “Sang thu là khúc giao mùa tinh tế và triết lí đời người lắng sâu” Hãy phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ nhận định trên.

* Lưu ý:

– Dẫn dắt nhận định vào mở bài

– Chia nhận đinh thành các luận điểm để phân tích làm sáng tỏ.

II. Đề thi minh họa giữa kì 2 Văn 9

ĐỀ BÀI

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)

b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Hoạt động trải nghiệm 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1) Giáo án PowerPoint HĐTN 4 năm 2023 - 2024

c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)

Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)

b. Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó

+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)

+ Phép so sánh: Đất nước với “…vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)

+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)

c. HS viết đoạn văn nghị luận đảm bảo bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc…

– Nội dung

* Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)

* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)

*Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ)

*Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt….(0,5đ)

Câu 2 (6 điểm)

Ý

Kiến thức, kĩ năng cần đạt được

Điểm

a

Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu cảnh được tả; Thân bài Tả quang cảnh, cảnh vật chi tiết theo thứ tự; Kết bài :Phát biểu cảm tưởng về quang cảnh , cảnh vật đó.

0,25

b

Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả một người thân yêu nhất với em

0,25

c

Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

0,25

* Phần mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm .

– Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.

0,5

· Phần thân bài:

Vẻ đẹp của Phương Định

– Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.

– Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm.

– Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.

( Các ý có kết hợp phân tích dẫn chứng trong tác phẩm)

2

– Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc về tấm gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ.

1

Nghệ thuật

– Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật;

– Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt.

1

*Phần kết bài:

– Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm.

– Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

0,5

* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Văn 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *