Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 12 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử lớp 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 12, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 12, đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 12.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 12 năm 2022 – 2023

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)

A/NHẬN BIẾT

Câu 1. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) kết thúc, miền Bắc đã cơ bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng văn hóa.
B. Cách mạng ruộng đất.
C. Cách mạng XHCN.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 2. Ngày 10-10-1954 đi vào lịch sử Việt Nam với ý nghĩa là ngày

A. giải phóng Thủ đô.
B. kí Hiệp định Giơnevơ.
C. quân Pháp rút khỏi miền Bắc.
D. Trung ương Đảng và Bác Hồ về Hà Nội.

Câu 3. Ngày 16-5-1955, gắn với sự kiện nào ở miền Bắc Việt Nam?

A. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội.
B. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng.
C. Quân Pháp rút khỏi Quảng Ninh.
D. Quân ta tiếp quản Thủ đô.

Câu 4. Khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam, điều khoản nào của hiệp định Giơnevơ năm 1954 chưa được thực hiện?

A. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Bắc- Nam.
B. Tôn trọng độc lập , chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh.
C. Tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương.
D. Thực hiện tập kết, chuyển quân chuyển giao khu vực:

Câu 5. Mục đích của Mĩ trong việc thay chân Pháp ở miền Nam việt Nam là

A. giúp nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh.
B. thực hiện các điều khoản của Hiệp đinh Giơnevơ mà Pháp chưa thi hành.
C. biến miền Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
D. thực hiện ý đồ kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương của Mĩ.

Câu 6. Để biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á, Mĩ đã

A. viện trợ cho Pháp để kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương.
B. dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
C. giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.
D. thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ mà Pháp chưa thi hành.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin xóa án tích

Câu 7. Sau Hiệp định giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là

A. tiến hành đấu tranh chống lại Mĩ – Diệm.
B. tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.

Câu 8. Sau Hiệp định giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

A. tiến hành cách mạng ruộng đất.
B. tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
D. tiến hành cách mạng XHCN.

Câu 9. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định nào?

A. Hiệp định Pari.
B. Hiệp định Sơ bộ.
C. Hiệp định Giơne vơ.
D. Hiệp định Hoa – Pháp.

Câu 10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Cách mạng 2 miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng.
B. Cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn.
C. Cách mạng ở miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ.
D. Cách mạng miền Nam gặp khó khăn, cách mạng miền Bắc thành công.

Câu 11. Ngày 17-1-1960 tại Bến Tre nổ ra phong trào đấu tranh nào?

A. Chống bình định.
B. Chống phá ấp chiến lược.
C. Đồng khởi.
D. Trừ gian diệt ác.

Câu 12. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 được Đảng Lao động Việt Nam xác định là

A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
B. chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ – Diệm.
C. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà.
D. tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ – Diệm.

Câu 13. Hội nghị BCH TW lần thứ 15 (1-1959) đã thông qua quyết định nào?

A. Nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ – Diệm.
B. Giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình.
C. Dùng đấu tranh ngoại giao đánh đổ ách thống trị Mĩ – Diệm.
D. Sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.

Câu 14. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

A. Có vai trò quan trọng nhất.
B. Có vai trò cơ bản nhất.
C. Có vai trò quyết định trực tiếp.
D. Có vai trò quyết định nhất.

Câu 15. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ( 9/1960) đã xác định nhiệm vụ của nhân dân miền Bắc là

A. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
C. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
D. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc.

Câu 16. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ( 9/1960) đã xác định vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Review 2 Review 2 trang 74 Global Success (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tập 1

A. đánh Mĩ hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. thực hiện thống nhất nước nhà.
C. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D. bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Câu 17. Ngày 16/5/1955 lực lượng nào rút khỏi miền Bắc nước ta?

A. Quân Anh.
B. Quân pháp.
C. Quân Nhật.
C. Quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 18. Chính sách nào của Mĩ – Diệm đã gây khó khăn cho cuộc cách mạng miền Nam từ 1954-1959?

A. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.
B. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”.
C. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
D. Đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra luật “10/59”, công khai chém giết.

Câu 19. Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu đầu sau Hiệp định Giơnevơ là

A. đấu tranh vũ trang
B. đấu tranh chính trị, hòa bình.
C. khởi nghĩa giành chính quyền.
D. dùng bạo lực cách mạng.

Câu 20. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta, Mĩ đã có hành động gì?

A. Biến nước ta làm căn cứ quân sự tiến đánh Trung Quốc.
B. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ.
C. Trực tiếp đưa quân đội vào thay quân Pháp.
D. Đưa bọn tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền.

B/THÔNG HIỂU

Câu 21. Một biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách” ở miền Nam việt Nam trong những năm 1961-1965 là

A. lập các ‘ khu trù mật”.
B. lập các “ vành đai trắng” để dễ bề khủng bố lực lượng cách mạng.
C. dồn dân lập “ấp chiến lược:
D. phong toả biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

Câu 22. Trọng tâm của “ Chiến tranh đặc biệt” là gì ?

A. Dồn dân vào ấp chiến lược
B. Dùng người Việt đánh người Việt.
C. Bình định miền Nam.
D. Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Câu 23. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” là

A. ”dùng người Việt đánh người Việt”.
B. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
C. lập “Ấp chiến lược”.
D. bình định và tìm diệt.

Câu 24. Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của lực lượng cách mạng miền Nam có tính chất mở màn cho việc đánh bại “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam?

A . Đồng Xoài ( Biên hoà).
B. Ấp Bắc ( Mĩ Tho).
C. Bình giã ( Bà Rịa).
D. Ba Gia ( Quãng Ngãi).

Câu 25. Sự kiện chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là?

A. Chiến thắng Ấp Bắc.
B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng Bình Giã.
D. chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 26. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu?

A. Quân đội Sài Gòn.
B. Quân Mĩ.
C. Quân viễn chinh Mĩ.
D. Quân Mĩ và quân viễn chinh.

Câu 27. Chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là

A. hệ thống cố vấn Mĩ.
B. “Ấp chiến lược”.
C. lực lượng quân đội tay sai.
D. “Ấp chiến lược” và quân đội tay sai.

Tham khảo thêm:   Toán 9 Luyện tập chung trang 63 Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 63, 64

Câu 28 . Chiến thắng Bình Giã (2-12-1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ?

A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. Chiến lược “chiến tranh đơn phương”.

Câu 29. Thắng lợi nào dưới đây không góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Vạn Tường.
B. An Lão.
C. Đồng Xoài.
D. Ba Gia.

Câu 30. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ?

A. Chiến thắng Bình Giã.
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Vạn Tường.
D. Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 31. Điểm mới trong nội dung Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) với đại hội lần thứ II (2-1951)

A. thông qua báo cáo chính trị.
B. bầu Ban chấp hành trung ương đảng.
C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
D. thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Câu 32. “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào Mĩ thực hiện ở miền Nam Viêt Nam từ 1961-1973

A. chiến tranh đặc biệt.
B. chiến tranh Cục bộ.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 33. Nội dung nào dưới đây là một trong những ưu điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9-1960)?

A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
B. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cà nước và cách mạng từng miền.
C. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

. . . . . . . . . . .

PHẦN II: TỰ LUẬN (3ĐIỂM)

I/ Vận dụng (2 điểm)

– Phân tích được ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” và sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

– Phân tích (được) ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

– Phân tích được vai trò, ý nghĩa của hậu phương miền Bắc với cách mạng miền Nam và ý nghĩa của trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

– Phân tích được ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

– Phân tích được ý nghĩa của các chiến dịch trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

– Phân tích được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

II/ Vận dụng cao (1 điểm)

– Nhận xét được tác động của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ khăng khít của cách mạng hai miền Nam – Bắc.

– Đánh giá được sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng trong kháng chiến chống Mĩ.

……………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Lịch sử 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *