Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập Hóa 12 giữa kì 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 12 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 12 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm và tự luận. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học lớp 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 12, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 12.

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 12

CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (từ bài ăn mòn kim loại)

A– Lý thuyế

1. Thế nào là ăn mòn kim loại? ăn mòn hoá học? ăn mòn điện hoá? điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa?.

2 . Điều chế kim loại: nguyên tắc, các phương pháp điều chế kim loại, định luật Faraday.

B- Bài tp

1. Có ba thí nghiệm sau đây:

TN1: Cho một miếng sắt sạch vào dung dịch HCl.

TN2: Cho một miếng sắt sạch vào dung dịch HCl rồi cho thêm một giọt CuSO4 . Thí nghiệm nào xảy ra ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa điện hóa?

2. Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 1M trong thời gian 2800 giây với cường độ dòng điện là 5A thì khối lượng bạc bám vào catot là bao nhiêu?

3 . Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 5 gam kết tủa. Tính giá trị của m .

Tham khảo thêm:   Bộ bài tập ôn hè cấp Tiểu học Tài liệu ôn hè từ lớp 1 đến lớp 5

C. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách

A. Điện phân dung dịch MgCl2 .
B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO …
C. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy.
D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg 2+ trong dung dịch.

Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.
B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.
C. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa.
D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?

A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm
C. Đốt dây Fe trong khí O2
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu 4. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. thực hiện sự khử các kim loại.
B. thực hiện sự khử các ion kim loại.
C. thực hiện sự oxi hóa các kim loại.
D. thực hiện sự oxi hóa các ion kim loại.

Câu 5. Khi điều chế kim loại các ion kim loại đóng vai trò là chất:

A. khử.
B. cho proton.
C. bị khử
D. nhận proton.

Câu 6. Có thể thu được kim loại nào trong số các kim loại sau: Cu, Na, Ca, Al bằng cả 3 phương pháp điều chế kim loại phổ biến ?

A. Na.
B. Ca.
C. Cu.
D. Al.

Câu 7. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.

Câu 8. Từ dung dịch CuSO4 để điều chế Cu, người ta dùng

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 25 Đề thi học kì 1 lớp 5 có bảng ma trận đề thi

A. Na.
B. Ag.
C. Fe.
D. Hg.

Câu 9 . Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 4
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 10. Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catot là

A. 40 gam.
B. 0,4 gam.
C. 0,2 gam.
D. 4 gam.

Câu 11. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3 )2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu ga

A. ?1,6 gam.
B. 6,4 gam.
C. 8,0 gam.
D. 18,8 gam.

Câu 12. Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hoá trị 2 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Muối sunfat đã điện phân là

A. CuSO4 .
B. NiSO4 .
C. MgSO4 .
D. ZnSO4 .

Câu 13 . Trong quá trình điện phân, những ion âm (anion) di chuyển về

A. anot, ở đây chúng bị khử.
B. anot, ở đây chúng bị oxi hóa
C. catot, ở đây chúng bị khử.
D. catot, ở đây chúng bị oxi hóa.

Câu 14 . Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Ca và Fe.
B. Mg và Zn.
C. Na và Cu.
D. Fe và Cu.

Câu 15: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 gam Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag + còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. Cường độ dòng điện và khối lượng AgNO3 ban đầu là (Ag=108)

A. 0,429 A và 2,38 gam.
B. 0,492 A và 3,28 gam.
C. 0,429 A và 3,82 gam.
D. 0,249 A và 2,38 gam.

Câu 16: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần (từ trái sang phải) là:

A. Fe, Al, Mg, Ca.
B. Fe, Mg, Ca, Al.
C. Mg, Fe, Al, Ca.
D. Al, Mg, Fe, Ca.

Câu17: Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 được dung dịch CuSO4, FeSO4. Thêm tiếp bột sắt vào thấy bột sắt bị hòa tan, chứng tỏ:

Tham khảo thêm:   Tổng hợp phím tắt chơi game Võ Lâm Truyền Kỳ

A. tính oxi hóa:Cu2+> Fe3+ > Fe2+.
B. tính oxi hóa: Cu2+ < Fe2+ < Fe3+.
C. tính khử: Fe> Cu > Fe2+.
D. tính oxi hóa: Fe2+ < Fe < Cu.

Câu 18:Vai trò criolit trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy là

A. tăng hiệu suất điện phân.
B. hạ nhiệt độ nóng chảy chất điện phân.
C. giảm sự hao mòn điện cực.
D. nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu19: Nguyên liệu dùng để sản xuất Al trong công nghiệp là

A. Al2(SO4)3.
B.AlCl3.
C. Al2O3.2H2O.
D. Na3AlF6.

Câu 20:Phèn chua có công thức là

A. Al2(SO4)3.12H2O.
B. CuSO4.5H2O.
C.KAl(SO4)2.12H2O.
D.KCr(SO4)2.12H2O.

Câu21: So với sắt, các dụng cụ bằng vật liệu Al, khá bền trong không khí đó là do nhôm:

A. chỉ phản ứng mạnh ở nhiệt độ cao.
B. có lớp Al2O3 mỏng, cách li với môi trường.
B. bị thụ động hóa với các chất khí.
D. liên kết kim loại trong mạng tinh thể rất bền.

Câu 22:Dãy nào sau đây gồm các chất đều lưỡng tính?

A. ZnO, Ca(OH)2,KHCO3.
B. Al2O3, BeO, KHCO3.
C. Al2O3, Al(OH)3,KHSO4.
D. ZnO, Ca(OH)2, K2CO3.

Câu23:Nhôm phản ứng với dung dịch NaOH, vai trò của:

A. NaOH là chất oxi hóa.
B. Nước là chất oxi hóa.
C. NaOH là chất khử.
D. Nước là môi trường.

Câu 24: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, nhôm ở vị trí:

A. ô27, chu kì 3, nhóm IIIA.
B. ô 13, CK 3, nhóm IIIA.
C. ô13, CK 4, nhóm IIIA.
D. ô 27, CK 4, nhóm IIIA.

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Hóa 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập Hóa 12 giữa kì 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *