Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 lớp 12 môn Công dân ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 12 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 GDCD 12 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Công dân 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 12, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 12 năm 2022 – 2023

Câu 1: Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội?

A. Giám đốc công ty.
B. Thủ trưởng cơ quan đơn vị.
C. Công an.
D. Viện Kiểm sát, Tòa án.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về than thể của công dân?

A. Bắt cóc con tin.
B. Đe dọa giết người.
C. Khống chế tội phạm.
D. Theo dõi nạn nhân.

Câu 3: Quyền nào dưới đây là quan trọng nhất đối với mỗi công dân?

A. Bí mật thư tín.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
D. Tự do ngôn luận.

Câu 4: Pháp luật quy định không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trýờng hợp

A. gây khó khăn cho việc điều tra.
B. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.
C. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ.
D. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Câu 5: Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghi ngờ thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
B. Đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.
C. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định việc bắt và giam, giữ người chỉ được thực hiện khi có quyết đinh hoặc phê chuẩn của

A. ủy ban nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Tổng thanh tra.
D. Viện Kiểm sát.

Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Khống chế con tin.
B. Theo dõi nghi phạm.
C. Giải cứu nạn nhân.
D. Điều tra tội phạm.

Câu 9: Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tự do đi lại và lao động.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được đảm bảo về tính mạng.
D. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

Tham khảo thêm:   Phân loại, xếp hạng tướng trong Đấu Trường Chân Lý

Câu 10: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Cướp giật tài sản.
B. Thu thập vật chứng.
C. Theo dõi nghi phạm.
D. Điều tra vụ án.

Câu 12: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc

A. bắt người phạm tội quả tang.
B. bắt người đang bị truy nã.
C. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
D. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.

Câu 12: Bắt người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?

A. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bắt người hợp pháp của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 13: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 14: Cho rằng đàn bò nhà anh S phá nát ruộng lúa nhà mình, nên bà V đã chửi đổng khiến anh S tức giận dùng gậy đánh trọng thương bà V phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Tự do ngôn luận và báo chí.
C. Bảo vệ các thành quả lao động.
D. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe.

Câu 15: Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tự ý bắt, giam, giữ người là đảm bảo quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được PL bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể?

A. Bắt người đang thực hiện phạm tội.
B. Bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội.
C. Bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang.
D. Bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.

Câu 17: Bắt người trong trường hợp nào khi có người chính mắt trong thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được?

A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã.
D. Trường hợp có quyết định của Tòa án.

Câu 18: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
B. Bất kì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã
C. Những người chưa từng phạm tội mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
D. Ngoài công an ra . không ai được quyền bắt người đang bị truy nã.

Câu 19: Bắt người trong trường hợp nào khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chổ ở của người bị tình nghi thực hiện phạm tội và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn?

A. Trường hợp khẩn cấp.
B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã.
D. Trường hợp Tòa án, Viện Kiểm sát ra quyết định

Câu 20: Cho rằng ông A lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt, rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

Tham khảo thêm:   Mẫu C4-03/KB: Ủy nhiệm chi (dùng trong thanh toán chuyển tiếp) Ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.
D. Bất khả xâm phạm về danh tính.

Câu 21: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. tự do ngôn luận.

Câu 22: Việc làm nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?

A. Cha mẹ phê bình con khi mắc lỗi.
B. Trêu chọc bạn trong lớp.
C. Giáo viên phê bình học sinh trên lớp.
D. Trêu đùa người khác trên facebook.

Câu 23: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự ?

A. Vu khống người khác.
B. Vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý
C. Bóc mở thư của người.
D. Tung tin nói xấu người khác trên Face book.

Câu 24: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hôi.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền được PL bảo hộ về nhân phẩm của CD.

Câu 25: Xúc phạm để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. về nhân phẩm, danh dự của công dân.
B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân.
D. thể chất của công dân.

Câu 26: Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây ?

A. Phát tán thông tin mật của cá nhân.
B. Bảo mật danh tính cá nhân .
C. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác .
D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.

Câu 27: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. tự do về thân thể của công dân.

Câu 28: Đánh người gây thương tích bao nhiêu % trở lên thì bị truy cứu hình sự?

A. 12%.
B. 12%.
C. 13%.
D. 14%.

Câu 29: Hành vi nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?

A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm ở nhà mình.
C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.
D. Đánh người gây thương tích.

Câu 30: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 31: Hai anh K và L đang cãi nhau về việc con chó của L làm hỏng vườn hoa của K, cùng lúc đó em của K là G cũng có mặt liền xông vào đánh L làm L bị thương phải nhập viện băng bó. Hành vi của G đã xâm phạm tới quyền gì của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Tự do sáng tạo và phát triển.
D. Được PL bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 5 Unit 4: Lesson 7 Soạn Anh 5 trang 66 Explore Our World (Cánh diều)

Câu 32: Hành vi đánh người, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác là xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào của công dân?

A. Bảo đảm an toàn, bí mật đời tư.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được chăm sóc, giáo dục toàn diện.

Câu 33: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có

A. hoạt động tôn giáo.
B. tranh chấp tài sản.
C. người lạ tạm trú.
D. tội phạm lẩn trốn.

Câu 34: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có

A. người đang bị truy nã.
B. phương tiện gây án.
C. bạo lực gia đình.
D. tội phạm đang lẩn trốn.

Câu 35: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo

A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
B. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
C. yêu cầu của Viện Kiểm sát.
D. yêu cầu của

Câu 36: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để

A. thăm dò tin tức nội bộ.
B. tiếp thị sản phẩm đa cấp.
C. dập tắt vụ hỏa hoạn.
D. tìm đồ đạc bị mất ừộm.

Câu 37: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có

A. công cụ gây án.
B. hoạt động tín ngưỡng.
C. tổ chức sự kiện.
D. bạo lực gia đình.

Câu 38: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý mở điện thoại của bạn.
B. Đe dọa đánh người.
C. Tự ý vào nhà người khác.
D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.

Câu 39: Nghi ngờ cháu M lấy điện thoại của mình, ông P đã xông vào nhà cháu M trong lúc chỉ có mình M ở nhà để khám xét. Hành vi của ông P xâm phạm đến quyền nào của công dân?

A. bất khả xâm phạm chỗ ở.
B. nhân thân và tài sản.
C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
D. được đảm bảo bí mật đời tư.

Câu 40: Tự tiện khám chỗ ở của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân

A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.

Câu 41: Chị I thuê căn phòng của bà B. Một lần chị không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào phòng chị I khi chị không có nhà hay không? Vì sao?

A. Bà B có quyền vào vì sau đó nói với chị .
B. Bà B có quyền vào vì đây là nhà của bà.
C. Bà B có quyền vào vì bà chỉ kiểm tra không lấy tài sản.
D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác.

. . . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 GDCD 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập giữa kì 2 lớp 12 môn Công dân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *